Ghé thăm Cầu sông Bé mang dấu ấn lịch sử vang dội năm nào bây giờ ra sao, qua đó bạn sẽ có cơ hội hiểu hơn về khoảng thời gian gian nan trong thời kỳ kháng chiến. Dù hiện này không còn sử dụng được nữa, những hình ảnh cây cầu gãy đôi vẫn hiên ngang đứng đó như một biểu tượng của du lịch Bình Dương.
Giới thiệu tổng quan về Cầu sông Bé
Địa chỉ: nối liền hai xã Phước Hòa và Vĩnh Hòa (Phú Giáo, Bình Dương, tức tỉnh Sông Bé cũ)
Cầu sông Bé được xây dựng bắc qua sông Đồng Nai, vào thời kỳ kháng chiến đây chính là còn đường giao thông huyết mạch của chính quyền ngụy Sài Gòn. Trải qua biết bao gian khổ, dưới sự tàn phá của quân địch Cầu sông Bé đã bị phá huỷ và giờ đây đã trở thành di tích lịch sử ghi lại dấu ấn một thời của quân ta.
Cẩm nang du lịch nhắc đến Cầu sông Bé với tinh thần hào sảng qua nhiều chiến công hào hùng của quân và dân Bình Dương luôn bất khuất, kiên cường để chiến đấu giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Hiện nay, dù Cầu sông Bé không còn được sử dụng nữa nhưng hình ảnh cây cầu gãy vẫn được giữ lại và mãi khắc ghi trong tâm trí người dân, được xem như một điểm du lịch lý tưởng để mỗi lần nhắc đến Bình Dương, ai ai cũng tự hào về một chiến tích của một thời kỳ vang dội.
Hình ảnh Cầu sông Bé giờ đây được xem là di tích lịch sử ghi lại dấu ấn vang dội một thời của quân ta đã kiên cường khuất phục kẻ thù
Hướng dẫn đường đi đến Cầu sông Bé
Với những ai yêu thích khám phá, mạo hiểm có nhiều kinh nghiệm du lịch Bình Dương tự túc, chắc có lẽ đã quá quen thuộc với con đường dẫn đến Cầu sông Bé này.
Đường đến Cầu sông Bé không quá khó để tìm, từ TP.HCM bạn cứ đi theo Tỉnh lộ 741 về hướng Đông Bắc của tỉnh Bình Dương (tuyến đường này trùng với đường đi về Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên như: Đắc Lắc, Gia Lai,…), đến thủ Dầu Một tiếp tục đi thẳng về hướng huyện Phú Giáo.
Đến đoạn qua huyện Phú Giáo gặp cầu Phước Hòa, song song với cây cầu này bên kia đường bạn sẽ bắt gặp một cây cầu bị gãy làm đôi thì đây chính là di tích lịch sử Cầu sông Bé. Để đi đến tận nơi, trên tuyến đường 741 đến “Điểm dừng chân Cầu sông Bé” bạn rẽ phải đi thẳng vào 500m là đến “Di tích lịch sử Cầu sông Bé”, chính là nơi cây cầu gãy đôi giữa vùng đất hoang sơ bao la, xung quanh là cây cối phía dưới là dòng sông Đồng Nai chạy ngang qua.
Cầu gãy sông Bé không có địa chỉ cụ thể, chính vì thế bạn nên di chuyển bằng phương tiện cá nhân sẽ thuận tiện nhất. Nếu ở xa đến, bạn có thể sử dụng dịch vụ thuê xe máy ở Bình Dương hoặc thuê xe ô tô tự lại để chủ động di chuyển tìm đường đến Cầu sông Bé. Đường đến không quá khó đi và cũng rất dễ tìm, bạn chỉ cần kiểm tra trước trên Google Maps là sẽ nhớ đường đến ngay.
Dọc theo Tỉnh lộ 741 đến điểm dừng chân cầu sông Bé rẽ phải đi vào 500m là đến nơi cầu gãy sông Bé
Xem thêm: Đến thăm Nhà máy xe lửa Bình Dương có tuổi đời hơn trăm năm tuổi
Khám phá cây Cầu sông Bé chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử
Cây cầu sông Bé không chỉ là chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử, chịu nhiều đau thương và tàn phá của Đế quốc Mỹ, mà giờ đây còn là địa điểm check-in Bình Dương được nhiều người tìm về. Bên cạnh đó còn được lựa chọn làm bối cảnh trong nhiều bộ phim nổi tiếng như: Đẻ mướn, Tèo em,…
3.1 Ý nghĩa lịch sử của Cầu sông Bé
Cầu sông Bé chính là huyết mạch giao thông trong thời kỳ kháng chiến chính quyền Mỹ – Ngụy. Được xây dựng từ những năm 1920, nơi đây là lưu lại minh chứng lịch sử hào hùng của quân đội miền Nam nói chung và đặc biệt là của tỉnh Bình Dương nói riêng (tỉnh sông Bé cũ). Trải qua thời kỳ kháng chiến, đến năm 1975 trong quá trình chạy trốn của quân ta, Mỹ – Ngụy đã đặt boom để phá huỷ cầu để tẩu thoát.
Để đảm bảo lưu thông các phương tiện vẫn hoạt động bình thường, sau giải phóng chính quyền cho xây dựng cầu Phước Hòa thay thế cho Cầu sông Bé, nhưng chứng tích lịch cầu gãy đôi vẫn được giữ lại cho đến ngày này và trở thành di tích lịch sử mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Clip ghi lại hình ảnh cầu gãy sông Bé bắc ngang qua sông Đồng Nai đến nay vẫn là biểu tượng đặc trưng ghi dấu ấn một thời kỳ kháng chiến. Clip: Anh Hai Lúa
3.2 Một số hình ảnh check-in tại Cầu sông Bé
Đối với người dân tỉnh sông Bé, đây chính là minh chứng lịch sử không bao giờ quên, dù theo thời gian cùng sự tàn phá khốc liệt năm xưa, nhưng hình ảnh Cầu sông Bé mãi luôn trường tồn trong tâm trí người dân nơi đây, đề hồi tưởng về một quá trình kháng chiến diệt giặc cứu nước của dân tộc ta.
Cầu sông Bé ngày nay dù trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nhưng vẫn chắc chắn và nổi bật giữa khung trời bao la. Đã trở thành địa điểm về nguồn của đông đảo bạn trẻ, góp phần không nhỏ trong việc thu hút mọi người về với du lịch Bình Dương. Cùng ngắm xem một số hình ảnh Cầu sông Bé hiện nay ra sao nhé!
Toàn cảnh cây Cầu sông Bé gãy làm đôi vẫn được lưu lại đến ngày nay như một biểu tưởng của vùng đất nơi đây để mọi người cùng nhớ về
Không gian xung quanh Cầu sông Bé là những tán rừng cao su xanh mướt là điểm đến tham quan, dã ngoại cuối tuần của nhiều bạn trẻ
Khung cảnh rừng cao su hoang vu, đìu hiu hòa cùng dáng vẻ cũ kỹ, ố đen trên thân cầu tạo nên một không gian đầy ma mị, độc đáo
Những năm gần đây, cây cầu sông Bétrở thành điểm tụ tập vui chơi check-in vào xế chiều của nhiều bạn trẻ ở Bình Dương
Và cả những bạn trẻ ở tứ phương tìm về để lưu lại hình ảnh trên cây cầu sông Bé đặc biệt này
Hai bên bờ Sông Bé có cảnh trí xanh mát, rất trữ tình… là điểm cắm trại lý tưởng cho các bạn trẻ có niềm đam mê với du lịch khám phá và mạo hiểm
Cầu sông Bé gãy nhịp giữa, ở hai đầu bờ sông là 2 mố cầu trở thành cây cầu độc nhất vô nhị không nơi nào có được, điểm độc đáo này gây ấn tưởng biết bao thế hệ muốn tìm đến để có dịp lưu lại dấu ấn
Cầu sông Bé có lẽ là một kí ức khó phai của người dân nơi đây, với chứng tích lịch sử hào hùng nơi đây đã trở thành điểm đến lý tưởng của người dân phương xa. Dù chưa thực sự đưa vào là điểm du lịch chính thống, nhưng sức hút của cây cầu gãy này vẫn không thể ngăn được những bước chân của những ai có niềm đam mê mạnh liệt du lịch khám phá. Ngày càng nhiều các bạn trẻ đổ xô về đây check-in trên cây cầu đặc biệt, lưu lại những ký ức tươi đẹp của một thời hào hùng, qua đó giúp bạn hiểu hơn về tinh thần của cha anh để vững tin trên con đường tiếp nối tinh thần của dân tộc, kiên cường bất khuất vẻ vang.