Hòa cùng không gian linh đình của lễ hội làng bún Phú Đô tại làng Vân Cù Huế

Lễ hội làng bún Phú Đô được tổ chức hằng năm ở đền thờ Bà Bún tại làng Vân Cù, nơi gắn liền với một sự tích linh thiêng được lưu truyền nhiều thế kỷ. Ngày nay, bạn có thể dành ít thời gian để tự mình đến khám phá hoặc tham khảo thông qua bài viết của 3vi.vn.

Giới thiệu làng bún Vân Cù

Làng bún Vân Cù nằm ven sông Bồ, nay thuộc phường Hương Toàn, thị xã Hương Trà. Như những làng nghề có truyền thống làm bún khác, bún Vân Cù cũng được tạo ra qua nhiều công đoạn chính quan trọng. Gạo sau khi ngâm sẽ được đem đi nghiền ướt và hồ hóa, tiếp đó người làm bún phải tạo hình bằng cách cho khối bột vào khuôn để để ép thành sợi càng dài càng tốt.

Sợi bột sau khi đi qua lỗ được nhúng ngay vào nồi nước đang sôi và được thành hình từ đó. Bước cuối cùng chúng ta phải làm nguội nhanh sợi bún bằng nước lạnh. Đặc biệt bí kíp để làm ra sợi bún tươi ngon là người dân trong làng thường dùng cối đá, lò nấu, chảo lớn, rây bột, khuôn bún và một số dụng cụ để khuấy, vớt, đựng trong từng giai đoạn.

Hòa cùng không gian linh đình của lễ hội làng bún Phú Đô tại làng Vân Cù Huế

Bún Vân Cù thường được người dân Huế sử dụng trong các món bún đặc sản địa phương

Với người Huế mà nói, bún Vân Cù là loại bún số một, dân dã. Chỉ cần dùng bún Vân Cù chan lên miếng nước mắm cốt cùng vài ba lát ớt cay, tỏi là đã đủ ngon rồi. Cọng bún khi ăn không chua mà thơm mùi bột tinh khiết, không bở mà cũng không dai quá lại có màu trắng tinh.

Xem thêm: Độc đáo Lễ hội thanh trà – Loại trái cây tiến vua của xứ Huế

Tổng quan về lễ hội làng bún Phú Đô

2.1 Thời điểm tổ chức

Lễ hội làng bún Phú Đô được tổ chức vào 22/1 âm lịch hằng năm ở đền thờ Bà Bún, làng Vân Cù, huyện Hương Trà. Lễ hội Huế này được tổ chức để cầu cho dân làng và người dân thập phương một năm mới may mắn, sung túc và bình an.

Hòa cùng không gian linh đình của lễ hội làng bún Phú Đô tại làng Vân Cù Huế

Làng Vân Cù nằm ven sông Bồ hiền hòa với khung cảnh nên thơ. Ảnh: Lê Văn Chiến

2.2 Nguồn gốc lễ hội làng bún Phú Đô

Theo người dân địa phương kể lại về nguồn gốc lễ hội thì ngày xưa ở nơi đây có một người đàn bà rất đẹp, thùy mị và khéo tay. Người ta không biết họ của bà là gì mà chỉ biết rằng bà tên My, người từ Thanh Hóa đến Huế lập nghiệp. Hành trang bà mang theo là cái cối xay để giã gạo làm bún, sau khi đến làng Vân Cù thì vì kiệt sức nên bà đành dừng lại và định cư luôn tại đây.

Bà lấy nghề bún làm kế sinh nhai và cũng truyền nghề dạy lại cho người dân trong vùng làm theo. Một hôm nọ, vào buổi trưa khi đang làm bún chẳng may hỏa hoạn xảy đến thiêu rụi nhà bà và lan sang luôn những nhà khác. Bà bị bắt tội và trói giữa sân đình cho đến chết.

Hòa cùng không gian linh đình của lễ hội làng bún Phú Đô tại làng Vân Cù Huế

Cổng làng chào đón du khách ghé tham gia lễ hội làng bún Phú Đô. Ảnh: Lê Văn Chiến

Kể từ ngày đó, cứ mỗi độ nhật húy của bà trong làng đều có nhà bị cháy, người ta cho rằng bà bị chết oan nên hiển linh về báo oán. Người được bà dạy nghề mới lập miếu thờ và khấn vái xin giải oan cho bà, đồng thời cầu cho làng tai qua nạn khỏi.

Kỳ diệu tay cũng từ đó không còn cảnh cháy nhà nữa, dân làng lại ăn nên làm ra và phát triển nghề bún cho đến ngày hôm nay. Để tưởng nhớ công ơn bà, hằng năm cứ đến 22/1 âm người dân Phú Đô lại tổ chức lễ hội.

2.3 Nội dung lễ hội

Lễ hội làng bún Phú Đô được chia làm 2 phần là phần lễ và phần hội. Bởi Phú Đô là làng nghề làm bún truyền thống nên phần lễ dâng cúng là đặc trưng riêng của làng. Những gánh bún trắng tinh được dâng lên trời đất cùng những sản phẩm nông nghiệp khác như gà, heo, xôi…

Phần hội thì diễn ra khá vui vẻ và náo nhiệt với lễ rước kiệu Đức Thánh Cả, Đức Ông và Hai Bà (dân làng thờ Đức tổ nghề làm bún Hồ Nguyên Thơ, hai bà: Bà An và Bà Phương). Lễ rước được cử hành từ đình làng xuống Quán làng, Cầu Đôi và sau đó rước các ngài về Đình làng.

Hòa cùng không gian linh đình của lễ hội làng bún Phú Đô tại làng Vân Cù Huế

Chương trình lễ hội làng bún đặc sắc được tổ chức đều đặn hằng năm. Ảnh: Bình Nguyễn

Mỗi dịp lễ hội làng bún Phú Đô tổ chức lại có hàng trăm đến hàng nghìn người tham gia rước kiệu, mọi người đều cảm nhận được không khí náo nhiệt, rộn rã. Lễ rước kết thúc lúc 10 giờ hôm đó, nhưng cảm giác phấn khởi, vui tươi thì vẫn còn dư âm trong lòng người dân. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa được gìn giữ và duy trì qua nhiều thế kỷ, xứng đáng để du khách đến khám phá Huế dành thời gian tham gia một lần trong những ngày đầu xuân.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.