Tham gia Lễ hội đền Trần Quốc Bảo – một trong những hội làng có truyền thống văn hóa và lịch sử lâu đời tại thành phố hoa phượng đỏ Hải Phòng hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm vô cùng quý giá!
Câu chuyện về sự ra đời của Lễ hội đền Trần Quốc Bảo
Bên cạnh Lễ hội rước lợn ông Bồ, tháng Giêng Hải Phòng còn hân hoan đón chờ các lễ hội độc đáo khác, trong đó có Lễ hội đền Trần Quốc Bảo – một hội làng lớn không còn xa lạ “gắn liền khúc ruột” với người dân Thủy Nguyên nói riêng và thành phố hoa phượng đỏ nói chung.
1.1 Đền thờ Trần Quốc Bảo
Đền thờ Trần Quốc Bảo là ngôi đền được xây dựng để khắc ghi công lao to lớn của vị tướng đời Trần – Trần Quốc Bảo. Tương truyền, ông là cháu ruột của vua Trần Nhân Tông (1279 – 1293). Trong trận đánh thắng huyền thoại trên sông Bạch Đằng vào năm 1288, Trần Quốc Bảo đã dũng cảm hy sinh, là một nhân tố mang tầm vóc quan trọng góp phần vào niềm kiêu hãnh lúc bấy giờ của quân và dân nhà Trần.
Vì lẽ này, sau khi ông mất, triều đình nhà Trần và nhân dân địa phương vùng Tràng Kênh đã lập miếu thờ tại nơi ông đóng quân và hy sinh. Ngoài ra, truy phong ông Trần Quốc Bảo ngôi vị thái tử.
Công lao anh dũng của ông được các triều đại phong kiến tiếp theo công nhận và truyền thừa, suy tôn ông là Thượng đẳng phúc thần, phong sắc Trần Quốc Bảo là Thành hoàng làng Tràng Kênh. Đền thờ nói riêng và Lễ hội đền Trần Quốc Bảo nói chung đã ra đời như vậy.
Hình ảnh đền thờ Trần Quốc Bảo tại Hải Phòng nhìn từ phía chính diện – nơi không chỉ mang trong mình nét đẹp cổ xưa mà còn lưu giữ bao chiến tích lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam
Đi qua bao tháng năm mang theo bề dày lịch sử, ngôi đền thờ Trần Quốc Bảo đã được trùng tu nhiều lần, trong đó năm 1994 là lần gần đây nhất. Có bố cục chắc chắn hình chữ Nhị, đền thờ bao gồm 2 tòa nhà song song là Tiền đường và Hậu cung.
Đối với ngôi Tiền đường, kiến trúc được thiết kế rất mới lạ với 2 tầng, 8 mái đao cong, có họa tiết trang trí là bình lưỡng long, song phụng. Tượng thờ Trần Quốc Bảo được đặt ở khu vực Hậu cung.
1.2 Quần thể danh thắng và di tích Tràng Kênh
Ngoài ra, mảnh đất xây dựng đền thờ này cũng mang rất nhiều ý nghĩa lịch sử oanh liệt. Nơi đây vốn là xã Tràng Kênh, tổng Dưỡng Động. Vào năm 938, khi Ngô Quyền chôn vùi tham vọng xâm lăng của đại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng chính là ở đây.
Và cũng chính dòng nằm về phía Đông huyện Thủy Nguyên này là nơi Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo nhấn chìm toàn bộ đạo thủy binh tàn bạo của đế quốc Nguyên – Mông trên hành trình bành trướng xuống phía Nam. Dấu ấn của chiến thắng vẫn còn vang vọng mãi tại các địa danh như núi U Bò, Hoàng Tôn hay địa cọc Áng Hồ, Áng Lác…
Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội
Vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm, Lễ hội đền Trần Quốc Bảo lại nô nức diễn ra, kéo dài khoảng 5 ngày liên tục. Bởi vì ngôi đền tọa lạc tại phía Nam chân núi Hoàng Tôn – nơi thuộc thôn Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, Lễ hội Hải Phòng đặc sắc này cũng được tổ chức tại đây và khu vực lăng mộ tướng công.
Lễ hội đền Trần Quốc Bảo là dịp đặc biệt trong năm để người dân địa phương nói riêng và các bạn du lịch thập phương tề tựu về tham gia nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc
Đây cũng là thời điểm diễn ra lễ hội mở mặt – hát đúm tổng Phục Lễ. Theo lịch sự kể lại, sau trận Bạch Đằng, bởi vì giặc Nguyên Mông bị tổn thất nặng nề, xác quân thù chất cao như núi, các cô gái tổng Phục Lễ đã dùng che kín mặt cho đến khi xuất giá để tránh các linh hồn xấu quấy phá hoặc mang điểm gỡ.
Dưới sự bảo trợ của đức tướng công Trần Quốc Bảo mỗi dịp Lễ hội đền Trần Quốc Bảo, các cô gái mới dám cởi bỏ khăn che mặt, cùng vui chơi, hát đúm.
Lễ hội đền Trần Quốc Bảo có gì đặc sắc?
3.1 Phần lễ của Lễ hội đền Trần Quốc Bảo
Cũng giống với các lễ hội khác tại thành phố Hoa Phượng đỏ, gần gũi nhất có thể lấy ví dụ là Lễ hội Hải Phòng cầu ngư – rước cá sủ vàng, Lễ hội đền Trần Quốc Bảo có phần lễ gồm các bước tế lễ, rước kiệu, đọc chúc văn, diễn văn… Sau đó, người dân địa phương nói riêng và các bạn du lịch từ mọi miền tổ quốc tề tựu lại nơi đây sẽ thành kính dâng hương tưởng niệm.
Bởi vì các nghi lễ trong lễ hội là nhu cầu tâm linh đặc sắc thuộc về vùng miền, không chỉ ban tổ chức cần phải thể hiện thái độ trang nghiêm mà người tham gia cũng cần thành tâm khi hướng về nguồn cội, cha ông, khắc ghi công lao trời bể của những người anh hùng đã có công với đất nước. Từ đó, tạo tiền đề cho nhân dân bồi đắp thêm niềm tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước.
Trước khi đến với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc được tổ chức trong phần hội là phần lễ, đây là lúc để chủ quan lễ hội tiến hành các bước bao gồm tế lễ, rước kiệu, đọc chúc văn, diễn văn… sau đó người dân dâng hương
3.2 Phần hội
Tiếp nối với phần lễ nghiêm chỉnh, chủ quản sẽ chính thức khai hội. Rất nhiều trò chơi dân gian mang đậm nét đẹp văn hóa tinh thần và thể chất sẽ được tổ chức trong Lễ hội đền Trần Quốc Bảo như trò chọi gà, kéo co, đu tiên, hát đúm… Các trận đấu thể thao thú vị để các tổ dân phố trên địa bàn thị trấn Minh Đức có thể thi đấu giao hữu cũng sẽ được mở màn trong phần hội với các môn như bóng đá, bóng chuyền…
Top những lưu ý khi tham gia lễ hội
– Để có một chuyến hành trình tham quan và khám phá các lễ hội truyền thống nói chung và Lễ hội đền Trần Quốc Bảo nói riêng trọn vẹn nhất, bạn nên tìm hiểu về ý nghĩa, lịch sử và các hoạt động văn hóa truyền thống tại lễ hội đó. Nếu thông tin quá nhiều và mang tính đại trà, bạn nên cân nhắc lựa chọn một nguồn tổng hợp tin cậy để bỏ vào Cẩm nang du lịch của mình nhé.
– Trang phục du lịch Hải Phòng thì có thể rất đa dạng, nhưng trang phục khi đến với lễ hội văn hóa truyền thống thì nên lịch sự, trang trọng, nhất là khi bạn có mong muốn dâng hương để cầu phước trong lễ hội. Màu sắc trang phục cũng như chất liệu cũng có thể ảnh hưởng đến không khí chung ở nơi tôn nghiêm.
Tuân thủ bảng nội quy tại đền thờ Trần Quốc Bảo là một trong những cách để bạn thể hiện sự tôn trọng của mình đối với phong tục tập quán nói riêng cũng như nét đẹp truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời của cha ông nói chung
– Đứng trước chốn thờ tự linh thiêng, nơi thường xuyên cử hành các nghi thức hành lễ tùy vào từng lễ hội, đọc để ghi nhớ nội quy chính là một cách để bạn thể hiện sự tôn trọng của mình đối với truyền thống văn hóa vùng miền này.
– Bạn thân mến còn chú ý thêm về các quy tắc phòng dịch như tuân thủ quy tắc 5K, xét nghiệm trước khi đi du lịch và đến với các lễ hội. Ngoài ra, bởi vì các lễ hội thường có rất đông người tham gia, bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh chung.
Hình ảnh nổi bật về Lễ hội đền Trần Quốc Bảo
Các gian nhà đẹp mắt trong khu vực di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trần Quốc Bảo – nơi diễn ra Lễ hội đền Trần Quốc Bảo tại thành phố hoa phượng đỏ
Tuy được trùng tu nhiều lần, song không gian chung tại đền thờ Trần Quốc Bảo vẫn luôn giữ được các nét đẹp đặc trưng xuất phát từ thời xưa của mình
Cứ vào dịp mùng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm, người người nhà nhà lại ghé đến khu di tích đền thờ để tham gia Lễ hội đền Trần Quốc Bảo vô cùng đặc sắc
Người dân sau khi tham gia phần lễ có thể dâng hương để tưởng nhớ công lao to lớn của các vị anh hùng, các bậc cha ông đã hy sinh cho sự phồn vinh của đất nước
Một hình ảnh khác ghi lại không gian diễn ra phần lễ của lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức rất trang nghiêm và vẫn giữ được nét đẹp văn hóa thờ phụng ông bà tổ tiên độc đáo
Lễ hội đền Trần Quốc Bảo không chỉ là một dịp để hướng về cội nguồn, cha ông, khắc cốt ghi tâm công ơn “vì nước quên dân” anh dũng của các bậc anh hùng, mà còn là cơ hội quý giá để bản có thể tìm hiểu thêm về văn hóa lịch sử lâu đời, đồng thời thêm tin yêu vào nét đẹp truyền thống dân tộc, yêu thêm quê hương đất nước mình.
Đừng quên chia sẻ với 3vi.vn về những khoảnh khắc tham quan và khám phá lễ hội đền Trần Quốc Bảo đáng nhớ trong chuyến hành trình của bạn không chỉ tại Hải Phòng mà còn ở các điểm đến khác nhé. Chúc bạn có một chuyến đi thật thuận lợi bên cạnh gia đình, bạn bè và người thân!
Xem thêm: Cầu khấn điều may tại Lễ hội đền Bà Đế Hải Phòng linh thiêng