Khám phá Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa độc đáo trên đất Cù Lao Bình Dương

Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa nằm trên Cù Lao Bạch Đằng, ngôi nhà được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX với lối kiến trúc chữ Đinh uy nghi lộng lẫy thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan khi đến du lịch Bình Dương. Nhà cổ có nhiều họa tiết trang trí tinh xảo thể hiện nghề mộc truyền thống của Bình Dương.

Tổng quan về Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa

Vị trí: Cù lao Bạch Đằng, làng Bình Hưng, xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa nằm trên Cù Lao Bạch Đằng cách thị trấn Uyên Hưng 1km, được xây dựng vào cuối khoảng thế kỉ XIX. Ngôi nhà là hiện thân nét văn hóa nghệ thuật độc đáo mang đậm phong cách Việt Nam, đặc biệt với cách trang trí của nhà chắc hẳn ai cũng nhận ra nghề mộc truyền thống của Bình Dương.

Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa với tổng diện tích sử dụng là 6957.81m2. Công trình này được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ cấp tỉnh vào ngày 2/6/2004. Vì ngôi nhà nằm trên một cù lao màu mỡ ở Bình Dương nên khi muốn đến di tích phải bắt qua đò ngang. Đây là một trải nghiệm mới lạ khi chứng kiến mặt nước êm trong và làn gió mát dịu khiến ai ngồi trên đò bắt ngang qua cù lao cũng cảm giác bình an, thoát khỏi sự ô nhiễm không khí nơi phố thị. Theo cẩm nang du lịch, mặc dù Bình Dương là tỉnh thành nằm gần Thành phố Hồ Chí Minh, cũng là một tỉnh thành có nền kinh tế trọng điểm của cả nước, do đó, ngoài các khu du lịch được đầu tư hiện đại, cao cấp thì vẫn còn nhưng điểm đến du lịch giữ được nét mộc mạc, giản dị và gìn giữ nhiều chứng tích văn hóa lâu đời. Trong đó có thể kể đến như: khu tượng đài chiến thắng Bàu Bàng, Chiến khu Vĩnh Lợi, di tích lịch sử Vườn cao su thời Pháp Thuộc, Mộ cổ Đức ông Trần Thượng Xuyên…

Ngôi nhà được xây dựng trong một khu vườn trái cây đa dạng như chôm chôm, mận, bưởi… Bên ngoài sân được trang trí bằng chậu kiểng cổ bằng gốm mang đậm nét văn hóa vùng, một hàng cây thần tài cao và nhiều chậu cây cảnh khác. Khuôn viên của ngôi nhà được bao bọc bởi một màu xanh của cây trái xum xuê, đón gió lành và mát mẻ quanh năm. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm mới mẻ dành cho các bạn trẻ đã từng đến vườn trái cây Lái Thiêu mùa trái chín mà vẫn muốn trải nghiệm hít thở bầu không khí trong lành vùng quê.

Xem thêm: Di tích lịch sử Vườn cao su thời Pháp thuộc, vị chứng nhân của thời cuộc

Đỗ Cao Thứa còn có tên là Bảy Quý sinh năm 1917, chủ nhân của ngôi nhà cho biết: Thời gian xây dựng ngôi nhà này phải mất 3 năm, cha của ông đã phải thuê mướn thợ Bắc làm là chính. Ông cũng không nhớ rõ mốc thời gian ngôi nhà này được xây dựng năm bao nhiêu, chỉ biết từ nhỏ sinh ra ổng đã được ở trong ngôi nhà này. Khi còn nhỏ, ông được nghe lại quá trình xây dựng ngôi nhà cổ, ấn tượng nhất là khâu vận chuyển đất đổ nền nhà. Đất được lấy từ ấp  Bình Hóa (xã Thạnh Phước) vận chuyển về bằng xe bò đến bến đò thuộc xã Uyên Hưng, sau đó, ghe chở qua sông rồi từng người gánh đất về đổ lên đắp nền nhà. Do đó, nền nhà của nhà ông cao hơn mặt 0.8m. Bên cạnh đó, xung quanh nền được bao bọc bằng những thanh đá ong có bề ngang 30cm rất kiên cố, vững chắc.

Khám phá Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa độc đáo trên đất Cù Lao Bình Dương

Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa nằm trên Cù Lao Bạch Đằng là hiện thân nét văn hóa nghệ thuật độc đáo mang đậm phong cách truyền thống Việt Nam

Hướng dẫn cách di chuyển đến Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa

Bình Dương là tỉnh thành cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chỉ với 70km, đối với những bạn mong muốn tìm một địa điểm mới mẻ để đổi không khí cùng với ngân sách và quỹ thời gian eo hẹp thì đến đây là lựa chọn lý tưởng nhất. 

Theo cẩm nang du lịch chia sẻ, chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ bạn có đến thành phố Thủ Dầu Một. Từ đây bạn có thể di chuyển đến các khu vui chơi nổi tiếng Thủy Châu, Đại Nam… hay quyết định tham quan nét đẹp kiến trúc độc đáo của Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa và thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương gỏi gà măng cụt, gà quay xôi phồng, bún tôm, gà nướng sầu riêng…

Để có thể di chuyển đến Bình Dương, hiện nay, xe bus và xe máy là hai phương tiện phổ biến và tiện lợi nhất. Mỗi ngày, có rất nhiều tuyến xe bus từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đến Bình Dương xuất phát từ các địa điểm khác nhau để mọi người có thể dễ dàng bắt tuyến xe phù hợp với mình hơn. 

Ngoài ra, nếu có ý định đến khám phá di tích Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa bằng xe máy, các bạn có thể tham khảo lộ trình sau: Đi thẳng theo Quốc lộ 13, tiếp theo đi theo tỉnh lộ 743 sau đó tiếp tục đi dọc theo tỉnh lộ 747B bạn sẽ tới cù lao Bạch Đằng

Khám phá nét độc đáo Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa

3.1 Kiến trúc chữ Đinh – Nghệ thuật thủ công chạm khắc tài hoa

Kiến thúc chữ Đinh đại diện cho những kiểu nhà truyền thống Việt Nam, được thiết kế nằm ngang với 1 nhà trên và 1 nhà dưới. Những ngôi nhà chữ Đinh cổ, đặc biệt là nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa ở Bình Dương đều thể hiện rõ về quan niệm kiểu nhà theo truyền thống phong kiến xưa.

Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa là một công trình nghệ thuật thủ công điêu luyện, thể hiện trình độ chạm khắc tài hoa được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX. Đây là ngôi nhà có diện tích rộng tầm 500m2, nổi bật nhất vùng cù lao Bạch Đằng. Nhà cổ được xay dựng theo phong cách kiến trúc chữ Đinh, mái lợp ngói âm dương dày và kín có tác dụng mang đến sự mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Mái trước có độ chúi thấp cách nền nhà 1.8m, hành lang có chiều rộng 1.2m. Trước hành lang được xây dựng kiên cố với 11 cây cột to tạo thành hàng, mỗi cột có chiều cao 1.8m được kê trên một tảng đá đục tròn cao 30cm. Cửa ra vào có chiều cao 1.7m, đây là một khoảng cách tương đối, mọi người đến tham quan đều có thể ra vào thoải mái, tự do.

Chỉ mới kiến trúc bên ngoài cũng đủ thấy sự đầu tư, chỉn chu từng chi tiết của gia chủ. Đi sâu vào bên trong, mọi người sẽ tận mắt chứng kiến 36 cột lớn bằng gỗ, được làm từ những loại gỗ quý trong rừng nên có khả năng chịu lực rất cao và bền bỉ. Các cột gỗ này được thiết kế vững chắc, kiên cố hơn nhờ hai đầu cột hơi thu nhỏ, bụng phình to ra, tạo dáng cực kỳ đẹp, tạo sự bề thế cho ngôi nhà. Cho đến tận bây giờ, mặt gỗ vẫn còn giữ nguyên sự nhẵn bóng. Trên đầu kèo được chạm trổ những đường nét hoa văn công phu và tinh xảo. Ngoài ra, còn có những bao lam, hoành phi, liên, đại tự, khánh thờ trang trí hoa văn cách điệu cùng nhiều chủ đề Long, Lân, Quy, Phụng, Nai, Điểu, Nho, Sóc… đã tạo nên những đường nét nghệ thuật độc đáo.

Theo kinh nghiệm cẩm nang du lịch của 3vi.vn, nếu muốn tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật thời phong kiến xưa đặc sắc, rõ ràng nhất bạn nên dành thời gian đến thăm nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa nằm ở cù lao Bình Dương. 

Khám phá Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa độc đáo trên đất Cù Lao Bình Dương

Sân vườn Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa được trang trí bằng những chậu cây, hoa kiểng xinh đẹp

3.2 Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa tượng trưng cho nghề mộc truyền thống của Bình Dương

Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa là nơi lưu giữ dấu ấn nghề mộc truyền thống của Bình Dương, đồng thời là chứng tích minh chứng ghi dấu sự phát triển kinh tế, xã hội trên vùng đất cù lao này. 

Nghề mộc được xem là một nghề truyền thống lâu đời với hơn 200 năm tồn tại và được các thế hệ nghệ nhân truyền cho con cháu qua bao đời nay. Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa như một biểu tượng tôn vinh công sức và sự tài hoa của những nghệ nhân thủ công chạm khắc. Với đôi bàn tay kéo léo, tài hoa cùng óc sáng tạo và kinh nghiệm của mình, mỗi một nghệ nhân đều góp phần tạo nên một kiệt tác mang đậm phong cách phong kiến xưa Việt Nam trên đất Bình Dương thời bấy giờ.

Khám phá Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa độc đáo trên đất Cù Lao Bình Dương

Bàn thờ gia quy có nhiêu câu đối bằng chữ Hán uyển chuyển và thanh thoát

Khám phá Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa độc đáo trên đất Cù Lao Bình Dương

Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa là nơi lưu giữ dấu ấn nghề mộc truyền thống của Bình Dương

Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa tượng trưng cho nghề mộc truyền thống của tỉnh Bình Dương, được xây dựng với kiến trúc chữ Đinh độc đáo thu hút nhiều giới trẻ đến tham quan, tìm hiểu. Hi vọng các bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời khi đến đây.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.