Kho tàng văn hóa người Pu Péo ở Bắc Mê – Hà Giang

Người Pu Péo ở Bắc Mê – Hà Giang mang trên mình lịch sử lâu đời cũng văn hóa đa dạng, phong phú, góp phần tạo nên những màu sắc mới lạ, độc đáo. Vì thế hãy cùng 3vi.vn khám phá nhiều hơn về dân tộc này để chuẩn bị cho hành trình chinh phục văn hóa Hà Giang của mình nhé.

Sự phân bố của người Pu Péo ở Bắc Mê – Hà Giang

Từ lâu theo nhiều nghiên cứu đã xác định rằng người Pu Péo là một trong những cư dân cư trú lâu đời nhất ở vùng núi cực bắc Hà Giang. Đây cũng là một trong số ít tộc người chỉ sinh sống duy nhất ở địa phương này. Người Pu Péo cư trú phần lớn tại xã Phố Là, huyện Đồng Văn, cã Sủng Tráng và Phú Lũng huyện Yên Minh, một số ít tại xã Yên Cường huyện Bắc Mê. Theo số liệu thống kê vào năm 2005 thì có khoảng 602 người Pu Péo sinh sống tại Hà Giang. Đến 31/12/2007 tăng lên khoảng 663 người.

Kho tàng văn hóa người Pu Péo ở Bắc Mê - Hà Giang

Dân tộc Pu Péo chỉ sinh sống suy nhất tại Hà Giang với số lượng dân cư ít ỏi

Đặc trưng văn hóa và đời sống của người Pu Péo

Cũng như đa số các dân tộc khác tại Hà Giang, dân tộc Pu Péo sở hữu những nét văn hoá truyền thống riêng biệt, được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Những nét văn hóa độc đáo này đã đóng góp vào kho tàng văn hoá vật thể, phi vật thể của cộng đồng 22 dân tộc ở Hà Giang, tạo nên sức hút cho du lịch địa phương.

Kho tàng văn hóa người Pu Péo ở Bắc Mê - Hà Giang

Dân tộc Pu Péo cũng là dân tộc lâu đời nhất tại Hà Giang, sở hữu những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt

Xem thêm: Tìm hiểu về phong tục tập quán của người Mông ở Mèo Vạc – Hà Giang

2.1 Đời sống của người Pu Péo ở Bắc Mê – Hà Giang

Người Pu Péo chủ yếu làm nghề thủ công truyền thống đã lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời như nghề dệt, đồ mộc, mây tre đan, làm ngói, chăn nuôi… Đối với các gia đình con trâu, con bò được coi là tài sản lớn, vừa để lấy sức kéo vừa là vốn tích lũy. 

Lương thực hàng ngày của người Pu Péo là lúa, gạo và mèn mén. Các ngôi nhà được xây theo hướng Nam và Đông Nam, nhà thường nằm dưới chân các ngọn đồi. Khi chọn đất xây nhà người dân có tập tục đào một cái hố nhỏ ở giữa khu đất rồi bỏ xuống vài hạt ngũ cốc xong úp một chiếc bát lên. Nếu sau ba ngày hạt vẫn còn nguyên thì nơi đây phù hợp cất nhà lên.

Kho tàng văn hóa người Pu Péo ở Bắc Mê - Hà Giang

Người Pu Péo ở Bắc Mê – Hà Giang rất coi trọng thầy cúng. bất cứ công to việc lớn gì đều cần thầy cúng quyết định sau khi làm lễ cúng tổ tiên

Nhà của người Pu Péo thường có một cửa chính và thêm một cửa phụ bên gian bếp. Bếp cũng chia làm hai phần, một bếp thờ tổ tiên gọi là “bếp thiêng”, bếp còn lại để nấu ăn hàng ngày. Bếp thiêng sẽ đặt một ấm đồng đun nước để dùng trên bàn thờ tổ tiên, mỗi ngày nổi lửa lên một lần, nằm ở phía đông căn nhà. 

2.2 Văn hóa cộng đồng của người Pu Péo

Người Pu Péo được biết đến là chủ nhân của những chiếc trống đồng từ thời xa xưa còn được sưu tầm và lưu giữ đến ngày nay. Tuy nhiên cho đến hiện nay văn hóa trống đồng của dân tộc này đã mai một, không còn được sử dụng trong các lễ hội. Chỉ còn một vài lễ hội nổi bật như lễ cúng Thần Rừng và những loại vật dụng thiêng có ý nghĩa còn phổ biến trong các gia đình đó là những chiếc ấn đồng, nồi đồng, chậu đồng hay đầu sư tử khắc bằng đá để ở cổng ra vào.

Kho tàng văn hóa người Pu Péo ở Bắc Mê - Hà Giang

Một số lễ hội của dân tộc Pu Péo vẫn được lưu giữ và truyền lại, tuy nhiên phần nhiều đã bị mai một

Trong các mối quan hệ gia đình, dòng họ và làng bản, người Pu Péo không quá chú trọng hình thành khu vực riêng mà sống xen kẽ, gần gũi với các tộc người khác. Mặc dù đã có lịch sử định cư lâu đời nhưng bản làng của dân tộc này thường xuyên phân tán, chỉ bao gồm khoảng 5 – 7 hộ. Điều này cho thấy tính cố kết làng xã của người Pu Péo không cao. 

Kho tàng văn hóa người Pu Péo ở Bắc Mê - Hà Giang

Tính cố kết văn hóa làng xã của Người Pu Péo ở Bắc Mê – Hà Giang không cao nên thường xuyên tách làng xóm, dẫn tới dân số của dân tộc này không thể tăng nhanh

Tuy nhiên mối quan hệ trong dòng họ đối với người Pu Péo ở Bắc Mê – Hà Giang lại rất gắn kết, lấy huyết thống của người cha để kết nối với người thân. Các dòng họ phổ biến của người Pu Péo như Củng, Tráng, Lù, Lèng, Vàng, Thào, Chúng, Lùng, Pủ, Pề… Mô hình gia đình của họ cũng là một vợ một chồng, có thể chung sống từ 2-3 thế hệ, người cha là người trụ cột và nắm giữ quyền quyết định trong gia đình. 

Kho tàng văn hóa người Pu Péo ở Bắc Mê - Hà Giang

Chế độ phụ hệ với vị trí cao nhất của nam giới được người Pu Péo tôn trọng, lưu truyền qua nhiều đời

Tuy nhiên, dân tộc Pu Péo sẽ chấp nhận cuộc hôn nhân cận huyết giữa con cô – con cậu, con dì – con già. Ví dụ con trai của chị hoặc em gái có thể lấy con gái của anh em trai. Tuy nhiên con trai của anh, em trai lại không được kết hôn với con gái của chị em gái. Bên cạnh đó nếu vợ chết thì chồng có thể lấy chị hoặc em gái của vợ nhưng lại không cho phép hai anh em trai kết hôn với hai chị em gái. Đến hiện nay một số vấn đề như ép hôn, tảo hôn để duy trì “nội hôn tộc người” cũng đã được hạn chế bởi nỗ lực của nhà nước nhằm thay đổi các quan niệm và hủ tục của đồng bào thiểu số.

2.3 Tín ngưỡng của người Pu Péo

Tín ngưỡng của người Pu Péo tin vào sự tồn tại của ba thế giới. Ngoài thế giới thực thì thế giới của các thần linh ngoài các vị thần còn tồn tại những người trời. Còn thế giới thứ ba là nơi sinh sống của những con người tí hon, chỉ bé bằng ngón tay. Thời gian tại thế giới thực và hai thế giới kia luôn ngược nhau. 

Kho tàng văn hóa người Pu Péo ở Bắc Mê - Hà Giang

Quan niệm về thế giới quan và tín ngưỡng của Người Pu Péo ở Bắc Mê – Hà Giang rất khác biệt so với các dân tộc thiểu số khác

Trong truyền thuyết thì vật linh thiêng của người Pu Péo là quả bầu – vật đã cứu sống tổ tiên họ. Vì thế khi hành lễ, người thầy cúng sẽ cầm trên tay một quả bầu để thể hiện lòng thành kính.

2.4 Trang phục của người Pu Péo

Trang phục nữ của người Pu Péo ở Bắc Mê – Hà Giang không có nhiều hoạt tiết hoa văn cầu kỳ, rực rỡ như dân tộc Lô Lô hay mang màu sắc nổi bật như dân tộc Mông, Dao… Tông màu chủ đạo của trang phục và hoa văn là màu đỏ và xanh. 

Theo quan niệm của tộc người này, màu đỏ tượng trưng cho người đàn ông, cũng đồng thời là sự tôn trọng của người phụ nữ dành cho người cha, người chồng, người trụ cột trong gia đình. Ngay cả trong quá trình may trang phục, màu đỏ cũng luôn được ưu tiên khâu trước. Còn màu xanh đại diện cho người phụ nữ, là nét nhẹ nhàng và sự tinh tế, thướt tha.

Nhìn vào kiểu tóc du khách sẽ biết được những người phụ nữ đã kết hôn hay chưa. Các thiếu nữ thường vấn tóc quanh đầu, bên ngoài là vành khăn màu tím sẫm. Còn các thiếu phụ thì búi tóc trước trán, có giắt thêm một chiếc lược gỗ bên trên, lược cong cong như hai chiếc sừng. Ngoài ra trong các dịp lễ tết thiếu phụ cũng có thể đội khăn màu sắc hơn để tiếp khách, với các hoa văn xếp liền nhau. 

Kho tàng văn hóa người Pu Péo ở Bắc Mê - Hà Giang

Trang phục của nam giới lại rất đơn giản, phù hợp để vận động và làm việc

Ngoài ra, người Pu Péo ở Bắc Mê – Hà Giang cũng dùng trang sức chủ yếu bằng bạc, đi chung với những bộ trang phục truyền thống. Trên trang sức cũng mang những nét hoa văn đặc trưng cho văn hóa dân tộc. Ngoài ra phụ nữ Pu Péo còn sử dụng thêm hạt cườm các màu, mài nhẵn bằng kim loại tạo thành những vòng tay, dây chuyền, nhẫn đẹp mắt.

Kho tàng văn hóa người Pu Péo ở Bắc Mê - Hà Giang

Trang phục của người Pu Péo vẫn nổi bật giữa các du khách miền xuôi

Khác với trang phục phái nữ, trang phục nam giới được may rất đơn giản. Đàn ông Pu Péo chủ yếu mặc loại quần áo nhuộm màu chàm hoặc áo xanh cùng quần đen. Áo sẽ dài đến quá đầu gối, vạt trước áo ngắn hơn vạt sau khoảng 15cm, có phần cúc cài ở bên sườn và dưới vai. Ông tay được may rộng để dễ dàng làm việc.

Trên đây là những thông tin về tộc người Pu Péo ở Bắc Mê – Hà Giang. Tuy không quá đông đúc nhưng văn hóa của dân tộc này cũng có giá trị rất lớn đối với cộng đồng dân tộc thiểu số tại Hà Giang nói riêng và văn hóa truyền thống của Việt Nam nói chung.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.