Khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa bảo vật 3000 năm

Tại khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa có một ngọn đồi nổi lên giữa con sông 15m so với mặt bằng khu vực xung quanh. Khu tích tích lịch sử Bình Dương được coi là một bảo vật 3000 tuổi. Nếu có cơ hội du lịch Bình Dương, bạn nhất định đừng bỏ qua địa điểm này nhé!

Khái quát về khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa

1.1 Vị trí địa lý, tên gọi của khu di lịch sử Bình Dương Cù Lao Rùa

Khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa hay còn gọi là Cù Lao Thạnh Hội nằm  ở xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Cù Lao Rùa  là một di tích lịch sử Bình Dương nổi tiếng được bao bọc bốn bề là sông nước. Với diện tích 277ha, Cù Lao Rùa được bao bọc bởi hai dòng chảy chính là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.

Khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa bảo vật 3000 năm

Khu di tích khảo cổ Cù Lao hay còn gọi là Cù Lao Thạnh Hội được bao bọc bởi dòng chảy của hai con sông lớn

1.2 Đường đi đến khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa

Quãng đường di chuyển từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đến với khu di tích lịch sử Cù Lao Rùa

Từ vị trí trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đến khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa sẽ là một quãng đường dài khoảng 34km. Di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô sẽ chỉ mất 60 phút. Nhưng nếu ngại lái xe vì đường xa, bạn cũng có thể đến với địa điểm này bằng cách bắt những chuyến xe khách từ HCM đến Bình Dương. Sau đó hãy tìm một địa chỉ uy tín cho thuê xe máy ở Bình Dương để di chuyển đến khu di tích lịch sử này nhé. Nếu bạn quyết định sử dụng xe máy hoặc ô tô thì hãy cùng nhau tìm hiểu quãng đường đến khu di tích lịch sử Cù Lao Rùa nhé.

Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh Đi dọc theo Nguyễn Văn Quá, Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A và ĐT743 đến Thị xã Tân Uyên, đoạn đường này sẽ dài tầm 30km -> Đi theo ĐH401, Cầu Thạnh Hội và Thạnh Hội 04 đến Thạnh Hội 10 tại xã Thạnh Hội, điểm tham quan khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa Bình Dương sẽ nằm ở bên tay phải.

Khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa bảo vật 3000 năm

Xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Xem thêm: Di tích lịch sử Vườn cao su thời Pháp thuộc, vị chứng nhân của thời cuộc

Khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa bảo vật 3000 năm tuổi nằm giữa mênh mông sông nước

2.1 Khai quật khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa

Từ thế kỷ thứ 19, các nhà khảo cổ học người Pháp đã khám phá ra rằng vào 3000 đến 3500 năm trước đã có một nền văn hóa ở trên khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa. Cuối thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21, các nhà khoa học tiến hành các cuộc khai quật và phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá, đồ trang sức, đồ gốm, đất nung nhằm phục vụ cuộc sống của người cổ đại xa xưa.

Khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa bảo vật 3000 năm

Các công cụ được làm bằng đá được khai quật tại khu di tích lịch sử Cù Lao Rùa

Khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa bảo vật 3000 năm

Bát Bồng được tìm thấy trong Cù Lao Rùa

Khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa bảo vật 3000 năm

Cổ vật được tìm thấy trong khu di tích lịch sử Cù Lao Rùa

Những cổ vật được khai quật này hầu hết đều là những đồ vật đã được chế tác hoàn thiện, sử dụng chế tác đối xứng, biểu hiện nổi trội nhất chính là độ cong của những chiếc lưỡi cuốc và những chiếc bát bồng gốm chân cao, được điêu khắc hoa văn tuyệt đẹp.

Qua những đặc trưng ấy đã chứng minh được rằng vào 3000 năm trước, khi mà ở khu vực Nam Bộ vẫn còn là một mảnh đất thô sơ thì những người dân ở Cù Lao Rùa đã là một cộng đồng văn minh, đã tự xây dựng cho mình một khu vực sống và chế tác ra những đồ vật để phục vụ cho cuộc sống của họ lúc bấy giờ.

Khu di tích khảo cổ học Cù Lao Rùa đã góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa thời tiền sử vùng Đông Nam Bộ. Cuộc khai quật vào năm 2003 tại Cù Lao Rùa một lần nữa đã cung cấp nhiều tư liệu mới về lịch sử văn hóa cổ, góp phần vào hoạch định tổng thể xây dựng, tạo tiền để để phát triển nền kinh tế – văn hóa, gìn giữ các di sản văn hóa của Đông Nam Bộ và Việt Nam.

2.2 Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của khu di tích lịch sử Cù Lao Rùa

Vào 200 năm trước, Trịnh Hoài Đức một công thần của triều Nguyễn đi thuyền trên sông Phước Long (tức sông Đồng Nai bây giờ) đã choáng ngợp trước vẻ đẹp của Cù Lao Rùa. Do đó, ông đã sáng tác bài thơ Quy dự vãn hà để ca ngợi phong cảnh tuyệt đẹp nơi này. Bài thơ nổi tiếng này đã được lưu truyền đến mãi về sau và được tiến sĩ Lê Sơn dịch nghĩa lại. Nội dung của bài thơ chủ yếu diễn tả những gì mà công thần Trịnh Hoài Đức cảm nhận về khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa lúc bấy giờ. 

Sau khi từ Cù Lao Rùa trở về, Trịnh Hoài Đức đã ngay lập tức xếp Cù Lao Rùa vào một trong ba mươi thắng cảnh đẹp nhất Nam Bộ lúc bấy giờ.

Khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa bảo vật 3000 năm

Quy Dự viên ở Cù lao Rùa, bên trong có tấm bia khắc bài thơ Quy Dự vãn hà do công thần Trịnh Hoài Đức sáng tác

Nếu như ngày trước khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa đã làm choáng ngợp công thần Trịnh Hoài Đức vì vẻ đẹp của nơi này thì hiện nay, nơi đây lại ngày càng đẹp hơn. Hiện nay, khu vực này chuyên trồng những loại cây đặc sản như: bưởi, hành, rau sạch cùng với các hoạt động nuôi cá, nuôi tôm thì nguồn thu nhập của người dân tại khu vực này cũng trở nên tốt hơn xưa.

Khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa bảo vật 3000 năm

Khu vực trồng rau tại Cù Lao Rùa

Khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa bảo vật 3000 năm

Cánh đồng Thạnh Hội yên bình

Khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa bảo vật 3000 năm

Đường lên chùa Khánh Sơn

Bình Dương không chỉ nổi tiếng với các đặc sản như bánh bèo bì, mứt gừng Bình Nhâm… Khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa cũng là lý do mà khách du lịch đến với Bình Dương mỗi năm. Bài viết này, cẩm nang du lịch 3vi.vn đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về khu di tích lịch sử Cù Lao Rùa. Nếu có cơ hội đến Bình Dương, bạn nhất định đừng bỏ qua nơi này nhé!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.