Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang mang nhiều nét độc đáo và thú vị

Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang được xem là biểu tượng cho nền văn hóa và phong tục độc đáo của người dân địa phương. Đây là phong tục cưới đã tồn tại lâu đời và vẫn được lưu giữ những nét đặc sắc nhất cho đến ngày nay. Cùng 3vi.vn dạo quanh một vòng du lịch An Giang để tìm hiểu về nghi lễ thú vị này nhé!

Vùng đất An Giang nổi tiếng với các công trình kiến trúc tâm linh nổi tiếng như Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc, chùa Phước Thành. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, nơi đây cũng tồn tại những nghi lễ vô cùng độc đáo và thú vị mang đậm đà bản sắc văn hóa địa phương. Nổi bật trong số đó là Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang.

Giới thiệu tổng quan về Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang

1.1 Nguồn gốc về sự ra đời

Theo tục lệ của người Chăm xưa kia, các đôi trai gái không được ở gần nhau. Nhờ vào sự tìm hiểu của gia đình, các cô gái và chàng trai Chăm sẽ được se duyên trở thành vợ chồng. Các cô gái sẽ được gả đi khi gia đình nhà trai đến ngỏ ý muốn được kết duyên. Nếu nhà gái đồng ý, nhà trai sẽ chính thức đến xin cưới và sau khi hai bên đồng ý thống nhất, lễ ăn hỏi sẽ được tiến hành.

Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang mang nhiều nét độc đáo và thú vị

Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang mang đậm bản sắc văn hóa Hồi Giáo

Xem thêm: Lễ hội hành xác ở Quan Đế Miếu, nghi thức huyền bí ở vùng Tân Châu

1.2 Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang có mục đích chính là gì?

Trong Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang, nghi lễ quan trọng nhất là Ijab & Kabul (nghi thức bàn giao). Thông thường, nghi thức này sẽ được tổ chức tại chính nhà cô dâu hoặc ở thánh đường. Mục đích chính của nghi lễ này là cha cô dâu sẽ bàn giao trọng trách bảo vệ, chăm sóc và chở che con gái mình cho chú rể. Từ nay về sau, chú rể sẽ có trách nhiệm luôn yêu thương, chăm sóc và bảo vệ vợ của mình với tư cách là người chồng hợp pháp.

Các nghi thức chính trong Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang

Cùng với Lễ hội kỳ yên Đình Bình Đức, Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang trở thành một điểm nhấn đặc biệt trong nền văn hóa của đồng bào nơi đây. Vào đúng ngày lành tháng tốt, hai bên gia đình và các bô lão, chức sắc sẽ được mời đến nhà gái dự tiệc. Đồng thời, nhà trai sẽ mang lễ vật bao gồm mâm trái cây và các vật dụng cần thiết cho cô dâu trong đời sống gia đình sau này. Sau đó, nhà gái sẽ đáp lễ bằng một mâm bánh. Đến gần ngày cưới, phụ nữ bên nhà trai sẽ mang xiêm y để cô dâu mặc trong lễ cưới và một phong bì để chuẩn bị cho các bữa tiệc. Về bên đàng gái, họ sẽ dọn dẹp và bài trí phòng cưới bằng bộ giường nằm và đôi chiếu hoa do đàn ông phía nhà trai mang sang.

Trong Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang, cô dâu sẽ mặc áo dài nhung dài đến gối và trùm khăn ren trắng tinh khôi. Đồng thời, các bộ phận trên người cô dâu được tô điểm bằng nhiều loại trang sức lấp lánh như kiềng, vòng vàng, nhẫn xuyến. Chú rể khoác chiếc áo dài truyền thống màu trắng đặc trưng của đạo Islam và đầu quấn khăn sà pạnh được sử dụng trong những dịp lễ hội trọng đại.

Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang được diễn ra trong ba ngày. Ngày thứ nhất là ngày tụ họp và làm bánh. Ngày thứ hai là ngày “lên ghế” – Lên giường khi gia đình hai bên làm lễ cầu nguyện cho cô dâu và chú rể sống trăm năm hạnh phúc. Ngày nhà trai đưa chú rể sang nhà gái sẽ là ngày cuối cùng.

Trước khi đến nhà gái, đàng trai phải đến thánh đường làm lễ. Tại thánh đường, tất cả gia đình hai bên bao gồm bố cô dâu cùng hai vị bô lão có uy tín và bố chú rể lẫn đại diện nhà trai. Chú rể ngồi giữa hai vị bô lão trên và tuyên thệ lời nhận cưới cô dâu trước sự chứng kiến của đông đủ mọi người. Sau đó, hai vị đại diện chứng kiến sẽ tiến hành đọc kinh cầu nguyện cho hạnh phúc lứa đôi. Cuối cùng, tất cả mọi người có mặt trong khán phòng sẽ cùng cầu nguyện cho hai vợ chồng sống đến đầu bạc, răng long.

Kết thúc buổi lễ, chú rể đến nhà gái và được đại diện nhà gái – Một người phụ nữ phúc hậu rửa chân cho nhằm thể hiện sự niềm nở, hiếu khách từ phía đàng gái. Sau đó, chú rể bước đi trên thảm trải màu trắng để tiến tới phòng cô dâu. Khi đó, chú rể sẽ nhẹ nhàng tháo cây trâm cài trên tóc cô dâu và cả hai sẽ ngồi ở giữa thành giường. Lúc này, cô dâu chú rể sẽ cùng với 4 người phụ nữ có chồng ngồi tứ phía để đọc kinh cầu nguyện. Cuối cùng, để kết thúc Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang, chú rể sẽ ra ngoài chào mọi người và cùng đoàn nhà trai trở về nhà. Khi đến chập tối, chú rể sẽ được mọi người đưa trở về lại nhà gái.

Một nghi lễ khá quan trọng trong Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang là bốn người phụ nữ sẽ tiến hành lượm bạc cắc trong phòng cưới sau bữa ăn tối. Cụ thể, người ta sẽ cho đúng 10 đồng bạc cắc vào trong chậu nước. Vợ chồng người Chăm sẽ cùng lúc đưa tay nhặt những đồng bạc này. Người nào nhặt được nhiều đồng bạc hơn đồng nghĩa với việc người đó sẽ có tiếng nói quyết định trong đời sống gia đình sau này. Sau Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang, chú rể sẽ ở lại nhà cô dâu ba đêm đầu tiên. Sau đó, tùy theo sự thỏa thuận của hai bên gia đình mà đàn ông sẽ ở rể hay người phụ nữ làm dâu.

Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang mang nhiều nét độc đáo và thú vị

Các cô dâu diện lễ phục trang trọng và kín đáo

Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang mang nhiều nét độc đáo và thú vị

Xiêm y và trang sức sẽ do người của đàng trai mang đến cho cô dâu

Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang ngày nay

Cùng với Lễ rước Ông Châu Xương (hay lễ rước Nghinh Ông), nghi thức đặc biệt này làm phong phú thêm bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc của người dân nơi đây. Cho đến nay, Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang vẫn lưu giữ vẹn nguyên những nghi thức cơ bản theo truyền thống xưa nhưng sẽ được thay đổi đôi chút để phù hợp với nhịp sống hiện đại. Cô dâu và chú rể sẽ không bị đặt nặng và câu nệ vấn đề về trang phục trong lễ cưới. Họ sẽ được diện các lễ phục, phụ kiện trang sức tùy thuộc vào sở thích và điều kiện kinh tế của mình. Đồng thời, tục rửa chân cho chú rể và lễ lượm cắc bạc cũng được lược bỏ vì không cần thiết. Đặc biệt, trong ngày cuối cùng của Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang sẽ không đặt nặng việc thực hiện nghi lễ ở thánh đường. Thay vào đó, nghi thức này có thể tiến hành tại nhà cô dâu.

Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang mang nhiều nét độc đáo và thú vị

Lễ cưới người Chăm hiện đại xóa bỏ nhiều phong tục đã có phần lạc hậu

Trên đây là thông tin chi tiết về Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang mà Cẩm nang du lịch muốn gửi gắm đến bạn. 3vi.vn chúc bạn sẽ có thật nhiều niềm vui trong chuyến du ngoạn An Giang nhé.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.