Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa tại Thừa Thiên – Huế

Mỗi khi có Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa là người dân ở tỉnh Thừa Thiên – Huế lại có dịp tưởng nhớ công ơn mở mang bờ cõi nước nhà của vị công chúa Huyền Trân. Nàng đã hy sinh hạnh phúc của mình vì sự nghiệp của đất nước đem về cho Đại Việt vùng đất Châu Ô, Châu Lý. Đây cũng là một trong những lễ hội lớn mà du khách có dịp ghé đến Thừa Thiên – Huế có thể tham gia cùng bày tỏ lòng thành kính, tri ân đến với những vị tiền bối có công với đất nước.

Tổng quan về Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa ở tỉnh Thừa Thiên – Huế

1.1 Lịch sử ghi chép về Huyền Trân công chúa

Theo tài liệu ghi chép, Huyền Trân công chúa (1287) là công chúa của vua Trần Nhân Tông và hoàng hậu Khâm Từ. Vào năm 1306, công chúa Huyền Trân được vua Trần Anh Tông gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân.

Đáp lại, Quốc vương Chiêm Thành đã dâng châu Ô, châu Lý (từ đèo Hải Vân tỉnh Thừa Thiên Huế đến phía bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay) cho nhà Trần. Nàng là người đã kìm nén nước mắt, gác lại tình cảm riêng mà xuống thuyền theo phò mã, lập nên mối hòa hảo và nước ta được thuận lợi mở mang bờ cõi dần vào trong Nam, khai sinh vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế.

Từ những thế kỷ trước đó nhằm để tri ân báo ân công lao mở rộng bờ cõi của công chúa Huyền Trân, người dân tỉnh Thừa Thiên – Huế đã cùng nhau lập một đền thờ ở phía Nam thành phố Huế để tưởng nhớ nàng và những vị tiền bối đi trước.

Tuy nhiên, qua nhiều biến cố lịch sử sự tàn phá của các chiến tranh kéo dài, cả thời gian thời tiết khắc nghiệt cuối cùng ngôi đền cũng đã không còn trụ vững hoàn toàn. Đến đầu năm 2006, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã cho khởi công xây dựng Trung tâm Văn hóa Huyền Trân và được khánh thành vào ngày 26/03/2007- nhân ngày kỷ niệm tròn 700 năm khai sinh mảnh đất Thuận Hóa – Phú Xuân – tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hàng ngàn người dân đến đền Huyền Trân công chúa dâng hương tưởng nhớ người đã hy sinh hạnh phúc riêng đem về cho Đại Việt hai châu là Châu Ô và Châu Lý. Du khách có dịp ghé đến Lễ hội này có thể dâng hương tưởng niệm, tỏ lòng thành kính, tri ân vua Trần Nhân Tông và Công chúa Huyền Trân, những bậc tiền nhân đã có công lao to lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước.

Đây là một lễ hội ở Huế rất quan trọng trong việc cầu cho “Quốc thới dân an”, cầu cho thuận buồm xuôi gió trong các công việc làm ăn. Nên đây là một lễ hội rất lớn và trọng đại bạn có dịp đi Huế hãy đến với Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa nhé !

Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa - Lễ hội Tưởng nhớ các bậc tiền nhân tại Thừa Thiên - Huế

Tái hiện lại trong vỡ sử thi hào hùng trong Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa

1.2 Trung tâm Văn hóa Huyền Trân là nơi tổ chức Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa ở Huế

Trung tâm văn hóa Huyền Trân (hay còn được người dân của xứ Huế gọi là Đền Huyền Trân công chúa)  nằm tại địa chỉ số 151, đường Thiên Thai, phường An Tây, Thành phố Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 14km và trên đỉnh núi Ngũ Phong có quần thể kiến trúc bao gồm ngôi đền thờ Đức vua Trần Nhân Tông và ngôi đền thờ Huyền Trân Công chúa sẽ là nơi sẽ tổ chức Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa.

Theo lịch sử ghi lại thì công chúa Huyền Trân mất vào ngày mùng 9 tháng Giêng năm 1340. Hằng năm, tỉnh Thừa Thiên –  Huế sẽ long trọng  tổ chức Lễ hội đền Huyền Trân vào đúng ngày giỗ của công chúa nhằm tỏ lòng biết đơn đến công mở mang bờ cõi của nàng.

Diện tích xung quanh của Trung tâm Văn hóa Huyền Trân nơi trực tiếp tổ chức Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa có cây cối mọc um tùm xanh mướt, không khí trong lành mát mẻ. Khuôn viên rộng lớn, thoải mái, sạch sẽ những chi tiết đước điêu khắc rồng, phượng rất tỉ mỉ.

Nếu như bạn đến tham quan Trung tâm Văn hóa Huyền Trân vào ngày thường thì sẽ cảm thấy rất yên tĩnh thư giãn. Đôi khi đông một chút thì ngồi ngắm dòng người qua lại vì các công ty du lịch cũng rất hay gắn địa điểm vào chương trình hướng dẫn tham quan của mình. Còn nếu bạn đi đến vào đúng dịp Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa thì người dân của xứ Huế đổ xô về dự hội và cả những du khách thập phương như Quảng Nam, Đà Nẵng cũng về hàng ngàn lượt.

Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa - Lễ hội Tưởng nhớ các bậc tiền nhân tại Thừa Thiên - Huế

Hình ảnh Trung tâm Văn hóa Huyền Trân chụp từ trên cao

Từ ngoài đi vào phía bên trong, đầu tiên bạn sẽ thấy có tứ trụ biểu lớn với nghê đá phục chầu dưới chân, có ba bậc sân rất rộng được lát bằng gạch Bát Tràng nổi tiếng ở Hà Nội, với một hồ nước lớn và một cây cầu bắc qua phía trên tựa như một phiên bản thu nhỏ của cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch phía trước điện Thái Hòa của Đại Nội Huế.

Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa - Lễ hội Tưởng nhớ các bậc tiền nhân tại Thừa Thiên - Huế

Hình ảnh trước khi bước vào đền thờ của công chúa Huyền Trân

Khi bước lên trên là cổng tam quan và đi vào phía trong là đền thờ – nơi đặt bức tượng Huyền Trân Công chúa trên ngai cao gần 3m, được đúc bằng đồng bởi bàn tay của các nghệ nhân tài hoa của Thành phố Huế đã cẩn thận “tạo hình” cho giống vị công chúa Huyền Trân – hiền lành, nhân hậu tài đức vẹn toàn.

Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa - Lễ hội Tưởng nhớ các bậc tiền nhân tại Thừa Thiên - Huế

Hình ảnh chụp Tượng đài công chúa Huyền Trân

Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa được diễn ra như thế nào

2.1 Phần nghi lễ có trong Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa

Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa diễn ra trong không khí trang nghiêm, thu hút đông đảo những vị Tăng, Ni, Phật tử vì sau khi Quốc vương Chiêm Thành băng hà thì nàng đã trở về Đại Việt và sau đó đi xuất gia trên núi nên vào ngày này cũng sẽ có các chư Tăng, Ni Phật tử về dự cùng hàng vạn người dân và du khách thập phương. Mở đầu của Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa là các tiết mục ca múa nhạc ngợi ca đất nước, về chủ đề  mùa xuân.

Sau đó là phần Nghi lễ, Chương trình nghệ thuật sử thi tái hiện lại cảnh công chúa Huyền Trân chấp nhận gả cho vua Chiêm Thành và lúc nàng trở lại Đại Việt và đi xuất gia, Nghi thức đánh trống khai hội và tiến hành dâng hương tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông, Công chúa Huyền Trân và những vị tiền bối đi trước để tỏ lòng thành kính và biết ơn công lao trong việc mở rộng bờ cõi, giang sơn, đem về vùng đất Châu Ô, Châu Lý muôn ngàn dặm và nước Đại Việt ta.

Ngoài ra Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa có nhiều hoạt động như Đại lễ cầu nguyện “Quốc thái dân an”, chương trình “Múa hội hoa đăng”, kết hợp thả cá và phóng sanh chim. Cầu mong cho mùa màng tươi tốt, công việc làm ăn của người dân được thuận lợi, mưa thuận gió hòa, mong mọi thứ đều bình an và đất nước ngày càng thịnh vượng thái hòa.

Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa - Lễ hội Tưởng nhớ các bậc tiền nhân tại Thừa Thiên - Huế

Lễ hội có hàng ngàn người về tham dự vào mỗi năm

Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa - Lễ hội Tưởng nhớ các bậc tiền nhân tại Thừa Thiên - Huế

Nghi thức múa tại Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa

Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa - Lễ hội Tưởng nhớ các bậc tiền nhân tại Thừa Thiên - Huế

Tái hiện lại lúc công chúa Huyền Trân chấp nhận gả cho xứ khác để được mở mang bờ cõi nước nhà

2.2 Phần hội có trong Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa

Tại Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa còn diễn ra các sự kiện văn hóa, các hoạt động nghệ thuật và các trò chơi dân gian như: trưng bày các sản phẩm truyền thống, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như nón Huế, hương, thêu, dệt thổ cẩm, mây tre đan, vẽ thư pháp, văn hóa ẩm thực chay, múa lân sư rồng, hát bài chòi, biểu diễn thi đấu võ thuật, thi đấu đẩy gậy, trò chơi dân gian, thi đấu cờ tướng…đã mang đến cho mọi người dân bầu không khí vui tươi, nhộn nhịp và đầy ý nghĩa nhân văn về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta trong dịp đầu xuân.

Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa - Lễ hội Tưởng nhớ các bậc tiền nhân tại Thừa Thiên - Huế

Trưng bày viết thư pháp ở Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa tại Huế. Ảnh: Thế Anh

Tỉnh Thừa Thiên –  Huế hy vọng thông qua Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa sẽ thu hút được lượt đông du khách trong nước và ngoài nước, qua đó góp phần khẳng định Trung tâm Văn hóa Huyền Trân là nơi kết hợp giữa lưu giữ nét đẹp truyền thống văn hóa và phát triển du lịch tâm linh  khẳng định Thừa Thiên – Huế là nơi có nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc và góp phần hướng đến định hình danh hiệu Thành phố Lễ hội cho cố đô Huế.

Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa là nét đẹp thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta đối với vị vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân cùng các vị tiền bối đi trước đã có công dựng nước, mở mang bờ cõi nước nhà.

Đây được xem là một trong những lễ hội trọng đại đối với người dân Thừa Thiên – Huế, nếu bạn có dịp hãy ghé đến tham quan Huế  hãy tham gia lễ hội cùng người dân địa phương để cảm nhận hết bầu không khí nơi đây. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn có chuyến đi vui và hãy chia sẻ lại khoảnh khắc đó với 3vi.vn nhé.

Xem thêm: Điện Thái Hòa, biểu tượng quyền lực triều Nguyễn

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.