Tham quan Nhà cổ ông Trần Công Vàng cùng với kiến trúc nghệ thuật xưa

Tham quan Nhà cổ ông Trần Công Vàng nơi lưu giữ kiến trúc nghệ thuật xưa, một trong những Di tích lịch sử cấp Quốc gia tại Bình Dương. Nhiều bạn trẻ khi đến du lịch Bình Dương đã ghé đến địa điểm này để tìm hiểu về giá trị kiến trúc theo phong cách cổ truyền gia đình người Việt.

Tổng quan về Nhà cổ ông Trần Công Vàng

Vị trí: 21 Ngô Tùng Châu, phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Nhà cổ mang tên Trần Công Vàng là một trong những ngôi nhà xưa cũ ở Bình Dương có kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Công trình này vừa được xem là một di tích lịch sử, nơi thờ tự sinh sống của gia tộc họ Trần. Có bề dày lịch sử hơn 130 năm tuổi, Nhà cổ ông Trần Công Vàng đã chứng kiến biết bao thăng trầm và sự đổi thay của thành phố Thủ Dầu Một. Cho dù công trình đã trả qua tuổi đời hơn trăm năm nhưng hiện giờ vẫn có người ở.

Chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là ông Trần Văn Long được xây dựng trong vòng 3 năm từ năm 1889 đến năm 1892. Nhà cổ ông Trần Công Vàng có tổng diện tích nhà hơn 500m2 được xây dựng trên khu đất rộng 1333m2. Tương tự như Nhà cổ ông Đỗ Cao Thứa, ngôi nhà cũng được xây dựng theo kiến trúc chữ Đinh độc đáo, mang đậm nét đặc trưng truyền thống phong kiến xưa Việt Nam cuối thế kỷ XIX.

Nhà cổ ông Trần Công Vàng được công nhận Di tích Lịch sử – Kiến trúc nghệ thuật vào năm 1993 và được trùng tu lại với quy mô lớn vào năm 2005. Trong quá trình trùng tu, toàn bộ ngôi nhà được các thợ lành nghề người Huế tháo ra, nâng nền lên cao thêm 40cm và sau đó lắp lại nguyên bản ban đầu. 

Sau khi Trần Công Vàng mất, con gái ông là bà Trần Thị Ánh Tuyết trở thành người thừa kế ngôi nhà cổ này. Bà chính là cháu gái đời thứ 5 của cụ Trần Văn Long và thường được mọi người đến đây tham quan gọi với cái tên “tiểu thư họ Trần”. Dòng họ Trần Công danh gia vọng tộc nổi tiếng ở Bình Dương với những ngôi nhà cổ có kiến trúc mang tính nghệ thuật độc đáo. Ông tổ của bà Tuyết là nhóm người gắn kết lịch sử của vùng đất này với đội đóng thuyền thời chúa Nguyễn. Sau một thời gian, ông Trần Văn Long chuyển sang nghề buôn bán gỗ, do đó, việc xây dựng 3 ngôi nhà cổ khác của ông có phần dễ dàng hơn. Dòng họ Trần Công còn có 2 ngôi nhà cổ khác tại Thủ Dầu Một là nhà cổ Trần Văn Hổ và nhà cổ Xã Tề.

Khi đến với Nhà cổ ông Trần Công Vàng, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật kiến trúc chữ Đinh mang tính nghệ thuật – nhân văn đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam. Theo cẩm nang du lịch, Bình Dương là tỉnh thành nằm gần Thành phố Hồ Chí Minh có nền kinh tế trọng điểm của cả nước thu hút đông đảo nhiều bạn trẻ đến tham quan tìm hiểu văn hóa du lịch cùng với nhiều công trình kiến trúc cổ xưa. Ngoài ngôi nhà cổ trên, Bình Dương còn gắn liền với các địa danh lịch sử mang vẻ đẹp mộc mạc giản dị như: di tích lịch sử Vườn cao su thời Pháp Thuộc, khu tượng đài chiến thắng Bàu Bàng, Chiến khu Vĩnh Lợi, Mộ cổ Đức ông Trần Thượng Xuyên, Dinh tỉnh trưởng Phước Thành, khu di tích khảo cổ Cù Lao Rùa…

Tham quan Nhà cổ ông Trần Công Vàng cùng với kiến trúc nghệ thuật xưa

Nhà cổ mang tên Trần Công Vàng được xem là một di tích lịch sử, nơi thờ tự sinh sống của gia tộc họ Trần

Tham quan Nhà cổ ông Trần Công Vàng cùng với kiến trúc nghệ thuật xưa

Khu vực gian chính có nhiều hạng mục được làm từ gỗ quý như sao, cẩm lai, quỳnh đường… được chạm khắc tinh xảo, điêu luyện

Hướng dẫn cách di chuyển đến Nhà cổ ông Trần Công Vàng

Theo cẩm nang du lịch chia sẻ, chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ bạn có đến thành phố Thủ Dầu Một. Vì phường Phú Cường cắt ngang qua đường Bạch Đằng , gần chợ Thủ Dầu Một và bến đò Thủ Dầu Một nên rẩ dễ tìm địa chỉ chính xác của ngôi nhà. Từ đây bạn có thể di chuyển đến chùa Bà, chùa Tây Tạng Bình Dương. Đây là hai ngôi chùa gần với Nhà cổ ông Trần Công Vàng và nhiều địa điểm nổi tiếng khác ở Bình Dương. 

Để có thể di chuyển đến Bình Dương nhanh nhất, bạn có thể sử dụng xe bus hoặc xe máy. Hai phương tiện này được đánh giá là phổ biến và tiện lợi nhất khi các bạn trẻ di chuyển từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi ngày, có rất nhiều tuyến xe bus từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đến Bình Dương xuất phát từ các địa điểm và nhiều khung giờ khác nhau để các bạn có thể tham khảo để bắt tuyến xe phù hợp với mình hơn. 

Xem thêm: Vãn cảnh Chùa Thái Sơn núi Cậu với kiến trúc phương Đông đặc sắc

Nét độc đáo của Nhà cổ ông Trần Công Vàng

3.1 Nhà cổ ông Trần Công Vàng nổi tiếng với kiến trúc và nghệ thuật trang trí độc đáo

Công trình kiến trúc Nhà cổ ông Trần Công Vàng được xây dựng theo kiến trúc chữ Đinh nghịch, có nghĩa là phần nhà ngang nằm bên trái nhà trên, thay vì nằm bên phải như Nhà cổ cụ Đỗ Cao Thứa. Đây được xem là chữ Đinh có cải tiến, ngoài ra, ngôi nhà còn có phần sân trong ngăn cách nhà trên và nhà dưới. Thoạt nhìn có thể thấy cửa ra vào giống như một số cổng đền người Hoa, nhưng theo lời kể của bà Tuyết, kiến trúc của cánh cửa được phóng theo kiểu đền của Ấn Độ.

Nhà cụ Vàng có bộ khung sườn làm theo kiểu nhà xuyên trính tương tự như những kiểu nhà cổ chữ Đinh khác. Tuy nhiên, ngôi nhà này có đến 8 đấm, 8 quyết ở hai chái nhà. Bộ trính, trổng, cối đều được điêu khắc khéo léo, trính uốn xong có tạo độ gờ. Toàn phần nhà trên có khoảng 48 cột tròn, mặt gỗ nhẵn bóng, tất cả đều đứng xa vách.

Đi vào bên trong ngôi nhà, bạn sẽ cảm thấy thích thú khi được tận mắt chứng kiến những nét chạm khắc công phu, tỉ mỉ, tinh tế từ chân cột đến mái nhà, bàn, ghế, tủ, trang thờ… đến hoành phi, liễn, đối, những bức tranh tứ bình, những tấm thủ quyển… tất cả đều chạm trổ khéo leo mang đến một sự uy nghi, tráng lệ nhưng không phần trang nghiêm. Các mô típ chạm khắc như cây cỏ, hoa lá, chim thú, vật dụng, hình học mang tính ước lệ, tượng trưng, các đường nét hoàn toàn chú trọng đến sự uyển chuyển, mềm mại. 

Khu vực dùng để tiếp khách gồm hàng cột thứ hai đến hàng cột thứ tư, nơi đây có đặt bàn ghế để tiếp khách để tiếp khách. Nội thất ở phòng khách bao gồm một bàn tròn lớn đặt ở gian giữa, mặt bàn được gắn đá cẩm thạch, trên mặt bàn đặt giá Bát bửu (tám món binh khí cổ) và ghế ngồi được đặt xung quanh. Mỗi ghế được chạm trổ tinh vi và giàu ý nghĩa tượng trưng. Hai bên bàn tròn tất nhiên không thể thiếu những bàn hình chữ nhật đóng theo kiểu ghế chân nghi. Dọc theo vách ngăn giữa phần tiếp khách và phần thờ có đặt những bàn nhỏ hình vuông, bên trên có những đĩa trái cây bằng sứ. Tại vị trí này, gia chủ cũng đặt một tấm Phả đồ nêu khái quát thế thứ của những người trong họ.

Khi đến tham quan ngôi nhà cổ của cụ Vàng, bạn sẽ nhận ra có một hành lang nội bộ chạy quanh phần thờ tự, giữa hai bên vách ngăn. Hành làng này có giúp việc liên thông giữa nhà khách và các buồng ngủ mà không hề đi ngang qua phần thờ phụng. Ngoài ra, đặc điểm nhận biết các ngôi nhà cổ mang nét đẹp phong kiến cổ xưa hiện nay đều trang trí sân trước bằng nhiều chậu hoa và cây kiểng. Điều này góp phần tôn thêm vẻ đẹp cổ kính của ngôi nhà.

Tham quan Nhà cổ ông Trần Công Vàng cùng với kiến trúc nghệ thuật xưa

Kiến trúc Nhà cổ ông Trần Công Vàng được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX

3.2 Văn hóa chữ Hán thể hiện quan niệm sống của gia tộc Trần Công

Nhà cổ ông Trần Công Vàng xuất hiện đến 13 cặp đối và bài vãn. Đây vừa là hình thức trang trí những ngôi nhà mang nét đẹp truyền thống và đồng thời cũng nêu lên quan niệm sống của người xưa. Các cặp liễn đối chữ Hán có nét vẽ thanh thoát xuất hiện trong nhà cụ Vàng tượng trưng cho nếp sống, gia phong trong mà gia tộc Trần Công khuyên dạy con cháu từ bao đời. Một số câu đối nổi bật, tiêu biểu được treo ở nhà ông như:

Khi vào đến cổng, bạn sẽ bắt gặp cặp đố có nội dung nói rằng xin khách cứ tự nhiên:

“Chánh tâm vi tiên, xuất như thị nhập như thị

Trung lập bất ỷ, ngôn ư tư hành ư tư”.

Ở hàng cột thứ với hàng chữ viết nhằm khuyên nên kế thừa lời dạy và quy tắc sống tốt đẹp của người xưa:

”Độc tiên nhân thư lưu ngôn thiên kinh địa vĩ

Vi hậu đại pháp di an tổ đức tông công”.

Tham quan Nhà cổ ông Trần Công Vàng cùng với kiến trúc nghệ thuật xưa

Các câu đối được treo trong nhà vừa dùng để trang trí vừa dùng để khuyên dạy con cháu sống đúng với phong tục truyền thống của gia đình

Một vài hình ảnh xưa cũ của Nhà cổ ông Trần Công Vàng

Tham quan Nhà cổ ông Trần Công Vàng cùng với kiến trúc nghệ thuật xưa

Phả đồ dòng họ Trần Công được khắc đá đặt trang trọng giữa không gian ngôi nhà

Tham quan Nhà cổ ông Trần Công Vàng cùng với kiến trúc nghệ thuật xưa

Hình ảnh chủ nhân hiện tại của ngôi nhà – Bà Trần Thị Ánh Tuyết

Tham quan Nhà cổ ông Trần Công Vàng cùng với kiến trúc nghệ thuật xưa

Khu vực thờ cúng được trang nội thất bao lam, cửa vòng, liễn đối, hoành phí bằng chữ Hán mang đậm triết lý nho giáo, thể hiện nếp sống, tinh thần đạo đức, lễ nghĩa truyền thống dân tộc

Tham quan Nhà cổ ông Trần Công Vàng cùng với kiến trúc nghệ thuật xưa

Nhiều đồ vật vẫn còn được giữ nguyên vẹn được trưng bày ở Nhà cổ ông Trần Công Vàng như tủ, kệ, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang trí 

Nhà cổ ông Trần Công Vàng là công trình kiến trúc khẳng định kỹ thuật điêu khắc, chạm trổ mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam. Đồng thời kiến trúc ngôi nhà và hiện vật bên trong, cho thấy được văn hóa sinh hoạt của gia đình thuộc tầng lớp giàu có ở cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.