Tòa thánh Ngọc Sắc, minh chứng cho lịch sử hào hùng của Việt Nam

Tòa thánh Ngọc Sắc không chỉ là một trong những công trình kiến trúc quan trọng của đạo Cao Đài, mà nơi đây còn sinh ra những vị anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và trở thành niềm tự hào của người dân Cà Mau. Vì thế, nếu có dịp du lịch Cà Mau bạn đừng bỏ qua điểm đến hấp dẫn này nhé!

Cà Mau vốn là địa điểm tận cùng của tổ quốc. Nơi đây không chỉ tập hợp những món ăn ngon, đậm đà hay đặc trưng văn hóa sông nước Cà Mau thú vị mà còn là nơi có những địa điểm văn hóa tâm linh độc đáo. Trong đó, nổi bật phải kể đến là Tòa thánh Ngọc Sắc với đường nét kiến trúc tinh xảo cùng câu chuyện lịch sử hào hùng phía sau đó.

Đôi nét về Tòa thánh Ngọc Sắc

1.1 Tòa thánh Ngọc Sắc ở đâu?

Địa chỉ: Ấp Xóm Sở, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, Cà Mau.

Tòa thánh Ngọc Sắc có tiền thân là Thánh thất Ngọc Sắc thuộc xã Lợi An (hiện nay là xã Hồ Thị Kỷ). Công trình này nằm cách Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau 12km đi về hướng Đông Bắc. 

1.2 Cách di chuyển đến Tòa thánh Ngọc Sắc

Bạn có thể đến thăm Tòa Thánh này bằng 2 con đường quen thuộc của miền Tây: Đường bộ hoặc đường thủy. 

Nếu chọn đường thủy bạn nên đi tàu theo hướng kênh xáng Cà Mau – Tắc Thủ, sau đó dọc theo sông Trẹm đến ngã ba Cái Tàu rồi vào kênh Thị Phụng khoảng 1,5km và đến Tòa thánh Ngọc Sắc. 

Nếu đi bằng đường bộ thì từ Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau bạn chạy dọc theo tuyến lộ Ngô Quyền nối dài, đến cầu Rạch Bần thì rẽ phải vào Đường Đào. Sau khi đến cầu Thị Phụng thì rẽ trái và chỉ cần đi thêm 1,5km sẽ đến địa điểm bạn mong chờ chính là Tòa thánh Ngọc Sắc.

Xem thêm: Chùa Ông Bổn Cà Mau và nét văn hóa đặc trưng của người Hoa

Lịch sử hình thành và lối kiến trúc của Tòa thánh Ngọc Sắc

2.1 Lịch sử hình thành của Tòa thánh Ngọc Sắc

Tòa thánh Ngọc Sắc được xây dựng bởi phái Cao Đài Minh Chơn Đạo do Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang là người sáng lập ra. Năm 1928, sau khi Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang rời khỏi Tòa Thánh Tây Ninh, Ngài đã xuống Hậu Giang và cùng với các vị trong đạo lập nên Hội Thánh Minh Chơn Đạo mà ta vẫn thường gọi là Cao Đài Minh Chơn Đạo, giáo phái được thành lập với tôn chỉ: “Cứu khổ, cứu nạn cho nhơn sanh”. 

Sau khi được thành lập, nhờ vào sự hưởng ứng và cộng tác của nhiều vị chức trách có địa vị trong xã hội mà chỉ trong một thời gian ngắn đã có tới hàng trăm ngàn người theo đạo. Cũng trong thời gian này, có hơn 50 Thánh thất Minh Chơn Đạo được xây dựng trên khắp các tỉnh miền Tây như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Rạch Giá, Hà Tiên, Cao Lãnh và cả đảo Phú Quốc,…

Đến năm 1929, Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang đã đứng ra tạo lập Thánh thất Ngọc Sắc tại mảnh đất Cà Mau. Vào năm 1954, Thánh thất chính thức trở thành Tòa thánh Ngọc Sắc. Hiện nay, Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo đã là tổ chức giáo hội Cao Đài đứng thứ 5 và quản lý hơn 47 Thánh thất tại 4 tỉnh: Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Đây là một con số đáng ngưỡng mộ và nhờ đó ta thấy được những bước tiến của hội.

2.2 Sơ lược về kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Ngọc Sắc

Tòa thánh Ngọc Sắc được xây dựng với lối kiến trúc rất đặc trưng của đạo Cao Đài, tuy đơn giản nhưng khá độc đáo với những hoa văn được chạm khắc tỉ mỉ, tinh tế, có sự phối hợp hài hòa giữa đất, trời và con người. Kiến trúc Tòa Thánh được chia thành 3 phần gồm: Hiệp Thiên Đài, Cửu Thiên Đài, Bát Quái Đài. Mặt chính Tòa Thánh quay về hướng Bắc, từ cổng nhìn vào bạn sẽ thấy một khuôn viên rộng lớn mà giữa sân là cột cờ đứng sừng sững như thể hiện tấm lòng yêu nước của con người nơi đây. Nhờ vào kiến trúc độc đáo mà nơi đây thu hút hàng trăm người đến cúng bái, viếng thăm. Đặc biệt, khi vào mùa Lễ hội ở Cà Mau thì địa điểm này lại thêm phần náo nhiệt, tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu.

Tòa thánh Ngọc Sắc, minh chứng cho lịch sử hào hùng của Việt Nam

Khuôn viên chỉ có những cây xanh thấp nên không phủ bóng mát. Vì thế, bạn nên chọn đi vào đến Tòa thánh Ngọc Sắc buổi chiều để tận hưởng không khí mát mẻ hơn

Tòa thánh Ngọc Sắc, minh chứng cho lịch sử hào hùng của Việt Nam

Bước vào bên trong, bạn sẽ thấy lối kiến trúc đậm sắc màu của đạo Cao Đài. Tuy nhìn khá đơn giản nhưng lại độc đáo

Tòa thánh Ngọc Sắc, minh chứng cho lịch sử hào hùng của Việt Nam

Cổng của Tòa thánh Ngọc Sắc có các linh vật ở trên mái ngói và dòng tên chùa mạ vàng vô cùng sắc sảo

Tòa thánh Ngọc Sắc là niềm tự hào của Cà Mau

Sau khi trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Tòa thánh Ngọc Sắc đã đóng góp rất nhiều sức lực cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trên các chiến trường khu Tây Nam Bộ có hơn 1.500 liệt sĩ là con em nhà đạo hy sinh, 522 thương binh, 3 anh hùng lực lượng vũ trang. Và đặc biệt là có tới 117 người mẹ được phong danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng.

Với những đóng góp to lớn của mình, vào ngày 11/6/2007 Tòa thánh Ngọc Sắc đã vinh dự được Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Cho tới ngày nay thì Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo nói chung và Tòa thánh Ngọc Sắc nói riêng vẫn luôn đóng góp hết sức mình cho đất nước và xã hội. Cụ thể là trong đại dịch vừa rồi, Hội Thánh đã vận động từ thiện hơn 3,5 tỷ VND, quyên góp xây dựng nhiều công trình phúc lợi, tặng quà cho người nghèo và hỗ trợ nhiều suất cơm miễn phí cho người cách ly y tế. Không chỉ Di tích Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ, mà nhờ những chiến công đó mà nơi này trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.

Trên đây là những thông tin về Tòa thánh Ngọc Sắc mà đã được 3vi.vn lưu lại trong cẩm nang du lịch. Nếu có dịp đến đây, đừng quên cho 3vi.vn biết những cảm nhận của bạn về địa điểm tâm linh ấn tượng này nhé!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.