Chiêm ngưỡng Chùa Tổ Long Hưng với vẻ đẹp trầm mặc lâu đời

Chùa Tổ Long Hưng nổi tiếng được nhiều Phật tử tin tưởng và lựa chọn là nơi cúng bái, thiền định. Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được sự thanh thản, yên bình trong tâm hồn như trút bỏ mọi ồn ào của cuộc sống. Trong chuyến du lịch Bình Dương của mình, hãy cùng 3vi.vn tham quan ngôi cổ tự này bạn nhé!

Giới thiệu đôi nét về Chùa Tổ Long Hưng  

1.1 Chùa Tổ Long Hưng ở đâu? 

Địa chỉ: ấp 4, xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Thời gian mở cửa: luôn mở cửa 

Giá vé tham quan: miễn phí 

Chùa Tổ Long Hưng còn có nhiều tên gọi khác như chùa tổ Đỉa, chùa Long Hưng, chùa Bưng Đỉa… Ngôi chùa là nơi linh thiêng được người dân địa phương truyền nhau giai thoại về nguồn gốc tên gọi chùa Tổ Đỉa. Chùa Long Hưng đón rất nhiều người từ mọi miền đất nước về đây lễ bái, cầu nguyện vào mỗi dịp lễ hay ngày rằm để tưởng nhớ vị Tổ khai sơn – sư thầy Thích Thiện Hiếu. Đây cũng là nơi nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp Mỹ xâm lược. Năm 2005, Chùa Tổ Long Hưng đã được sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Bình Dương (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Lịch sử cấp tỉnh. 

Chiêm ngưỡng Chùa Tổ Long Hưng với vẻ đẹp trầm mặc lâu đời

Chùa Long Hưng Cổ Tự là một điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng của tỉnh Bình Dương 

Chiêm ngưỡng Chùa Tổ Long Hưng với vẻ đẹp trầm mặc lâu đời

Ngôi chùa này có rất nhiều tên gọi khác nhau với giai thoại được lưu truyền từ xưa đến nay 

1.2 Giai thoại về nguồn gốc tên gọi chùa tổ Đỉa 

Chùa Tổ Long Hưng là ngôi chùa lịch sử gắn liền với giai thoại về một nhà sư phát tâm giữa cánh đồng, ngồi thiền định và cầu nguyện “hiến xác thân này cho loài đỉa ở đây với mong muốn cho dân chúng bình yên cày cấy để có cơm no áo ấm”. Tên gọi chùa Tổ Đỉa cũng từ đây mà ra đời. 

Trước đây, chùa Long Hưng chỉ là một cái am nhỏ được dân làng dựng lên thờ phụng Tổ Đạo Trung – Thích Thiện Hiếu thiền định và tá túc vào năm 1768. Trước am là một vùng đầm lầy mênh mông, đất đai phì nhiêu, màu mỡ nhưng người dân địa phương không dám đến khai phá vì nơi đây có rất nhiều đỉa. Trước sự khẩn cầu mong được giúp đỡ của người dân, nhà sư đã dùng thân mình cho đỉa hút máu. Sau lời phát nguyện, nhà sư chắp tay ngồi thiền định giữa cánh đồng hiến xác cho bầy đỉa tự do bu bám. Trong bầy đỉa, xuất hiện một con đỉa trắng rất to (đỉa chúa) bò lên tận đầu ngài để hút máu nhưng nhà sư vẫn chỉ ngồi im và tụng niệm thần chú. Trong phút chốc, con đỉa trắng tự dưng lăn ra chết, những con khác cũng chết theo và nhà sư viên tịch. Sau ngày hôm đó, vùng đồng ruộng nơi đây không có bất kỳ con đỉa nào nữa và người dân thuận lợi lập nghiệp, làm ăn sinh sống. Để tỏ lòng biết ơn đối với sư thầy, người dân đã góp tiền xây dựng ngôi chùa với tên gọi Chùa Tổ Long Hưng hay còn gọi là chùa Tổ Đỉa. 

1.3 Thời điểm thích hợp để tham quan Chùa Tổ Long Hưng 

Chùa Tổ Long Hưng luôn mở cửa hàng ngày cho các Phật tử và người dân đến hành lễ dâng hương. Chính vì vậy mà bạn có thể tham quan ngôi chùa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất bạn nên lưu lại cho mình đó là ngày lễ Vu Lan. Vào ngày này, người dân từ khắp các nơi về đây thắp hương cầu siêu, bày tỏ lòng thành kính, cầu nguyện an lành cho gia đình… Không gian trong chùa cũng được bài trí nghiêm trang và đẹp hơn. 

Xem thêm: Ghé thăm Đình Bình Nhâm nơi lưu giữ hình ảnh Lái Thiêu xưa

Chiêm ngưỡng Chùa Tổ Long Hưng với vẻ đẹp trầm mặc lâu đời

Đến Chùa Tổ Long Hưng vào những ngày lễ hoặc ngày rằm sẽ có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc 

Đến Chùa Tổ Long Hưng bằng những phương tiện nào? 

Tọa lạc tại tỉnh Bình Dương nên bạn có thể dễ dàng di chuyển đến Chùa Tổ Long Hưng bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như xe máy, xe bus hay ô tô đều được cả. Ngôi chùa cách trung tâm Sài Gòn khoảng 42km nên bạn chỉ mất khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ để đến được đây. Theo gợi ý của 3vi.vn thì xe máy sẽ là “người bạn đồng hành” lý tưởng nhất, bởi bạn có thể chủ động hơn về lịch trình, thời gian cũng như ghé đến các ngôi chùa khác như Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương hay Chùa Tây Tạng Bình Dương để tham quan. Tùy theo lịch trình du lịch Bình Dương mà bạn hãy lựa chọn phương tiện phù hợp nhé. 

Khám phá kiến trúc độc đáo và đặc sắc của Chùa Tổ Long Hưng 

Long Hưng Cổ Tự mang một vẻ đẹp trầm mặc và bình yên. Kiến trúc chánh điện đơn sơ được vườn cây hoa lá, hồ nước quây quần xung quanh. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa trưng bày rất nhiều và đa dạng các tiểu cảnh tượng Phật. Đến đây bạn như lạc vào một chốn bồng lai tiên cảnh bởi sự hiện diện của Đức Phật ở khắp mọi nơi.

Chiêm ngưỡng Chùa Tổ Long Hưng với vẻ đẹp trầm mặc lâu đời

Đây là một trong những nơi để Phật tử cúng bái bên trong chùa 

Chiêm ngưỡng Chùa Tổ Long Hưng với vẻ đẹp trầm mặc lâu đời

Hình ảnh cái am nhỏ nơi nhà sư Thích Thiện Hiếu từng sinh sống 

Chiêm ngưỡng Chùa Tổ Long Hưng với vẻ đẹp trầm mặc lâu đời

Bên trong chùa còn có một tấm bia lưu lại tên các đời trụ trì của Chùa Tổ Long Hưng 

Chiêm ngưỡng Chùa Tổ Long Hưng với vẻ đẹp trầm mặc lâu đời

Các tượng Phật được trưng bày bên trong khuôn viên chùa 

Chiêm ngưỡng Chùa Tổ Long Hưng với vẻ đẹp trầm mặc lâu đời

Tượng Phật mô phỏng hành trình thỉnh kinh của bốn thầy trò Đường Tăng cũng được bày trí tại đây 

Chiêm ngưỡng Chùa Tổ Long Hưng với vẻ đẹp trầm mặc lâu đời

Các tiểu cảnh rất đa dạng và được trang trí rất sống động 

Chiêm ngưỡng Chùa Tổ Long Hưng với vẻ đẹp trầm mặc lâu đời

Chùa Tổ Long Hưng được canh giữ và bảo vệ bởi những vị thần 

Chiêm ngưỡng Chùa Tổ Long Hưng với vẻ đẹp trầm mặc lâu đời

Rất nhiều các câu chuyện được mô phỏng để bạn tham quan và chiêm ngưỡng 

Chiêm ngưỡng Chùa Tổ Long Hưng với vẻ đẹp trầm mặc lâu đời

Các cột mốc lịch sử quan trọng của Chùa Tổ Long Hưng 

Chiêm ngưỡng Chùa Tổ Long Hưng với vẻ đẹp trầm mặc lâu đời

Bên trong khu chánh điện là các tượng Phật được thờ phụng 

Một số điểm lưu ý khi tham quan Chùa Tổ Long Hưng 

Để chuyến tham quan Chùa Tổ Long Hưng có thêm nhiều ý nghĩa và trọn vẹn hơn, bạn có thể bỏ túi Cẩm nang du lịch của mình một số điểm lưu ý dưới đây:

– Đây là nơi thờ cúng linh thiêng và nghiêm trang, nên bạn hãy ăn mặc lịch sự và kín đáo khi đến chùa Tổ nhé.

– Không được gây mất trật tự, nói chuyện to tiếng, cười đùa nơi cửa Phật.

– Tuyệt đối không được hái hoa, bẻ cành, vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường tại đây.

– Vào chánh điện và tam bảo, bạn không nên mang giày dép, hút thuốc.

– Khi vái lạy, bạn không nên đứng hoặc quỳ giữa Phật đường mà phải nhích sang một bên vì đó là vị trí của trụ trì.

– Không nên quay phim, chụp ảnh trong khuôn viên chùa.

– Tuân thủ các quy định bên trong chùa bạn nhé. 

Chùa Tổ Long Hưng quả thực là một điểm du lịch tâm linh lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua khi du lịch Bình Dương. Ngoài ra, bạn bạn có thể bỏ túi kinh nghiệm du lịch Bình Dương tự túc của 3vi.vn để có một chuyến đi trọn vẹn hơn nhé. Chúc bạn sẽ có một hành trình trải nghiệm thật ý nghĩa và nhiều niềm vui nhé! 

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.