Đền vua Lê Đại Hành – Nơi lưu giữ kiến trúc độc đáo thời Hậu Lê

Đền vua Lê Đại Hành là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của vùng đất Ninh Bình. Với vẻ đẹp rêu phong cổ kính nhưng không kém phần huyền ảo, đền vua Lê luôn thu hút rất nhiều du khách tứ phương trong và ngoài nước đến tham quan. Cùng 3vi.vn dạo quanh một vòng tìm hiểu về ngôi đền này bạn nhé.

Đôi nét về đền vua Lê Đại Hành

1.1 Đền vua Lê Đại Hành ở đâu?

Thời gian mở cửa: 8:00 – 17:00

Giá vé:

– Người lớn, học sinh cấp 3: 20.000VNĐ/ khách/ lượt

– Học sinh cấp 1, 2: 10.000VNĐ/ học sinh/ lượt

– Trẻ em dưới 1m: miễn phí

Đền vua Lê Đại Hành tọa lạc trên địa bàn thôn Trường Yên Hạ, còn có tên gọi khác là đền Hạ, nằm trong di tích đặc biệt của cố đô Hoa Lư Ninh Bình. Ngôi đền cổ hơn 100 năm tuổi này vẫn còn giữ nguyên nền kiến trúc nghệ thuật độc đáo của thế kỷ 17. Nơi này chỉ cách đền vua Đinh Tiên Hoàng tầm 300m về phía Bắc. Đền vua Lê nổi tiếng bởi việc sở hữu các kiến trúc cổ đặc sắc mang đậm tính nghệ thuật của các nghệ nhân xưa. Nếu bạn muốn tìm về lịch sử Việt Nam qua các di tích lịch sử hay muốn chiêm ngưỡng các nghệ thuật kiến trúc cổ độc đáo thì đây là một lựa chọn lý tưởng dành cho bạn nhé.

Xem thêm: Đền thờ Trương Hán Siêu – Nơi tự hào truyền thống dân tộc ở xứ Ninh Bình

Đền vua Lê Đại Hành – Nơi lưu giữ kiến trúc độc đáo thời Hậu Lê

Đền vua Lê Đại Hành có nét kiến trúc tương tự như đền vua Đinh Tiên Hoàng nhưng với quy mô nhỏ hơn

1.2 Thời điểm thích hợp để tham quan đền vua Lê Đại Hành

Bạn có thể tham quan đền vua Lê Đại Hành vào mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên để có một chuyến khám phá Quần thể danh thắng Tràng An đáng nhớ và đẹp nhất thì mùa xuân là một lựa chọn lý tưởng cho bạn. Vào thời điểm này mọi cảnh vật đều xanh tươi, thời tiết ôn hòa, không khí nhộn nhịp khi có rất nhiều lễ hội được tổ chức. Nếu bạn thích yên tĩnh hay muốn tận hưởng không gian thanh bình thì có thể đi vào các thời điểm còn lại. Đặc biệt trong khoảng thời gian từ tháng 3 – tháng 5 dương lịch, khí hậu miền Bắc ôn hòa, dễ chịu sẽ giúp hành trình chuyến tham quan của bạn trọn vẹn nhất.

Hướng dẫn di chuyển đến đền vua Lê Đại Hành

Từ Hà Nội, bạn có thể đi tàu hỏa để đến điểm du lịch Ninh Bình với giá vé dao động từ 100.000 – 200.000 VNĐ/vé tùy thuộc vào tàu và loại ghế mà bạn lựa chọn. Một lựa chọn khác là bạn có thể đi bằng xe khách bằng cách bắt xe tại bến xe Bát Giáp hoặc Mỹ Đình và đi đến Ninh Bình. Giá vé xe khách khoảng 60.000 – 70.000 VNĐ. Bạn cũng có thể dễ dễ thuê một chiếc xe máy và chạy theo hướng đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ rồi đi theo hướng Cầu Giẽ – Phủ Lý là có thể đi tới Ninh Bình. Sau khi có mặt tại Ninh Bình, bạn tiếp tục đi theo hướng về cố đô Hoa Lư, mua vé và vào được bên trong. Đền thờ Vua Đại Hành nằm trong quần thể này.

Đền vua Lê Đại Hành – Nơi lưu giữ kiến trúc độc đáo thời Hậu Lê

Đền vua Lê Đại Hành được gọi là đền Hạ và nằm trong khu di tích đặc biệt  của cố đô Hoa Lư

Khám phá nét đặc sắc của đền vua Lê Đại Hành

3.1 Nét kiến trúc độc đáo của đền vua Lê Đại Hành

Xây dựng cùng thời điểm với đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng (thế kỷ 17), đền thờ vua Lê Đại Hành có kiến trúc khá giống với đền vua Đinh và giữ nguyên lối kiến trúc, điêu khắc của thời kỳ Hậu Lê. Đền vua Lê cũng được xây dựng theo kết cấu kiểu nội công ngoại quốc chỉ khác đền vua Đinh là đi vào đền theo cổng phía đông có thêm từ vũ và không có các ngưỡng cửa đá với các tảng đá cổ bồng tôn cao.

Tương truyền, đền vua Lê Đại Hành được xây dựng trên nền cũ của cung điện hoàng gia thuộc Cố đô Hoa Lư. Vào năm 1998, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật một khu vực rộng 200 mét vuông ở phía Nam khuôn viên đền để xác nhận điều này.

Đền thờ vua Lê Đại Hành có ba toà bao gồm: Bái đường, Thiêu hương, Chính cung. Ngôi đền này có kiểu dáng thấp, các thanh xà, cột và nhiều bức đại tự sơn son thếp vàng tạo nên vẻ uy nghiêm cổ kính nhưng không kém phần tráng lệ, huyền ảo.

Bái đường có năm gian, với ba tấm biển lớn sơn son thếp vàng. Tấm biển ở gian giữa đề bốn chữ Hán: Trường Xuân Linh Tích. Tấm biển gian bên phải đề ba chữ Hán: Dương Thần Vũ. Tấm biển gian bên trái đề ba chữ Hán: Xuất Thánh Minh. Tiếp theo tòa Bái đường là tòa Thiêu hương được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu ống muống. Trong Thiêu hương thờ tứ trụ triều Tiền Lê.

Cuối cùng tòa Thiêu hương là Chính cung bao gồm năm gian, trong đó tượng vua Lê Đại Hành được đặt trên bệ đá ở gian giữa. Tượng vua Lê ngồi trên ngai vàng, đầu đội mũ Bình Thiên, nét mặt quắc thước uy nghiêm. Gian bên trái tượng vua Lê Đại Hành là nơi đặt tượng hoàng hậu Dương Vân Nga còn gọi là tượng Bảo Quang Hoàng thái hậu. Gian bên phải còn lại đặt trên bệ đá tượng Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều) là con thứ 5 của vua Lê Đại Hành và là đời vua thứ 3 của nhà Tiền Lê.

Đền vua Lê Đại Hành – Nơi lưu giữ kiến trúc độc đáo thời Hậu Lê

Đây là nơi thờ vua Lê Đại Hành, thái hậu Dương Vân Nga và một số nhân vật lịch sử khác của nhà Tiền Lê

Đền vua Lê Đại Hành – Nơi lưu giữ kiến trúc độc đáo thời Hậu Lê

Toàn cảnh phía trước Chính điện của đền thờ vua Lê Đại Hành

Đền vua Lê Đại Hành – Nơi lưu giữ kiến trúc độc đáo thời Hậu Lê

Có một lư hương bằng đá đặt trên bệ đá nguyên khối đầu sân rồng

Đền vua Lê Đại Hành – Nơi lưu giữ kiến trúc độc đáo thời Hậu Lê

Khai quật một khu vực rộng 200 mét vuông ở phía Nam khuôn viên đền để chứng thực đền vua Lê Đại Hành được xây dựng trên nền của cung điện hoàng gia

Đền vua Lê Đại Hành – Nơi lưu giữ kiến trúc độc đáo thời Hậu Lê

Tượng vua Lê Đại Hành được thờ phụng bên trong đền

Đền vua Lê Đại Hành – Nơi lưu giữ kiến trúc độc đáo thời Hậu Lê

Tượng thờ hoàng hậu Dương Vân Nga cũng được đặt ngay cạnh tượng của nhà vua

3.2 Điểm nổi bật của đền vua Lê Đại Hành

Điểm nổi bật độc đáo dễ nhận thấy nhất ở đây là con đường chính đạo dẫn vào đền được lát gạch sạch sẽ, nó dẫn lối đi qua nghi môn ngoại. Bên trái là hòn non bộ cao 3 m, tạc hình chim phượng trông rất uy nghi. Bên phải là nhà tiền bái cũng có hòn non bộ và gốc cây duối hơn 300 năm tuổi. Chưa hết, ở nghi môn nội có hai vườn hoa đăng đối nhau, liền kề là hai dãy nhà vọng và cả hòn non bộ hình Long, Phượng. Giữa sân đặt long sàn bằng đá sở hữu lối kiến trúc và điêu khắc đặc sắc thời Hậu Lê. Đền vua Lê Đại Hành là một biểu tượng đại diện tiêu biểu cho nền nghệ thuật kiến trúc và chạm trổ đặc sắc của thế kỷ 17 vẫn còn được lưu giữ tới ngày nay. Vì thế, đây chắc chắn là điểm đến không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Ninh Bình tự túc của bạn phải không nào?

Đền vua Lê Đại Hành – Nơi lưu giữ kiến trúc độc đáo thời Hậu Lê

Điểm nổi bật của kiến trúc đền là con đường được lát gạch và bao bọc bởi thiên nhiên cây xanh

Một số lưu ý bạn cần biết khi tham quan đền vua Lê Đại Hành

Khu di tích cố đô Hoa Lư Ninh Bình hay đền vua Lê Đại Hành đều là địa điểm du lịch tâm linh. Khi tham quan tại nơi này, 3vi.vn mách bạn một vài điểm lưu ý dưới đây nhé.

– Vào thăm đền, chùa bạn nên mặc những bộ trang phục kính đáo, không hở hang để giữ sự nghiêm trang và tôn kính của đền.

– Cần tuân thủ các quy định của ban quản lý di tích, tránh vẽ bậy lên tường.

– Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, văn hóa cố đô đừng ngần ngại hỏi các cụ trông coi ở đền.

– Tránh gây mất trật tự hay làm ồn để gìn giữ sự tôn nghiêm của nơi này cũng như thắp hương để tỏ lòng thành kính với các vị vua đã có công với đất nước.

– Không được gây mất vệ sinh, vứt rác đúng nơi quy định, làm mất cảnh quan của ngôi đền.

– Quần thể du lịch Cố Đô Hoa Lư Ninh Bình còn rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng  khác: Hoa Lư Tứ Trấn, đền vua Đinh Tiên Hoàng, Chùa- động Thiên Tôn… do đó bạn có thể kết hợp việc tham quan các điểm du lịch hấp dẫn này.

Đền thờ vua Lê Đại Hành là biểu tượng cho sự tôn kính, biết ơn của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Ninh Bình nói riêng đối với vị vua đã có công lớn trong việc gây dựng đất nước Đại Việt hòa bình, độc lập. Nhanh chóng bỏ túi các mùa du lịch Ninh Bình và đến tham quan nơi này bạn nhé!

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.