Khám phá 6 địa điểm tâm linh tại Tràng An linh thiêng nhất

Đến với Tràng An, du khách không thể bỏ lỡ 6 địa điểm tâm linh tại Tràng An linh thiêng nhất để nguyện cầu những điều tốt lành cho gia đình, bản thân cũng như tìm hiểu thêm về các câu chuyện lịch sử hào hùng. Cùng 3vi.vn khám phá nhé!

Quần thể di thắng Tràng An – Vùng đất thiêng với nhiều ngôi đền cổ 

Bên cạnh Cố đô Hoa Lư với phong cảnh hùng vĩ lại nên thơ, lãng mạn với khung cảnh núi non, sông nước, Quần thể di thắng Tràng An còn thu hút nhiều Phật tử bốn phương đến chùa để nguyện cầu điều tốt lành, bình an. Du khách sẽ được lắng nghe các câu chuyện truyền thuyết dân gian, gắn liền từng địa điểm khác nhau để hiểu thêm về lối kiến trúc cũng như lịch sử nơi đây.

Khám phá 7 địa điểm tâm linh tại Tràng An linh thiêng nhất

2.1 Đền Trình – Địa điểm tâm linh tại Tràng An

Đến với Quần thể di thắng Tràng An thì điểm đến tâm linh đầu tiên đó chính là đền Trình hay còn gọi là phủ Đột. Nơi đây thờ 4 vị tướng triều Đinh (Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ) đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước lập nước Đại Cồ Việt. Đến nay thì hàng năm, người dân đặc biệt là nông dân thường sẽ qua đây để kính lễ thắp hương tưởng nhớ, bên cạnh đó họ tin rằng nếu làm như ậy thì các thần sẽ phù hộ cho cây trồng của họ sẽ tránh được sâu bệnh và được mùa. Phía trước đền có 2 tượng đá hình cá chép cỡ lớn được đẽo tạc vô cùng tỉ mỉ. Phần hồ rộng lớn phía trước thì để nuôi cá chép, mỗi ngày đều được người trông coi đền (từ đền) cho ăn thường xuyên.

Khám phá 6 địa điểm tâm linh tại Tràng An linh thiêng nhất

Đền Trình với lối kiến trúc cổ cùng với hai bức tượng hình cá chép lớn trước cổng đền

2.2 Phủ Khống – Chùa Báo Hiếu

Phủ Khống tọa lạc trong Thung Khống rộng khoảng 92.567m2. 

Sau khi đi qua hang Ba Giọt, du khách tiếp tục đi qua hang Seo dài 100m và hang Sơn Dương dài 250 mét, đến, nơi có phủ Khống. Phủ Khống gắn liền với những câu chuyện về lòng trung thành, trung nhân của các vị quan thần dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng và vị quan trấn ải Thung Khống. Bên cạnh phủ có một cây thị niên đại khoảng nghìn năm tuổi mọc trên một gò đá. Vào trung tuần tháng 8 ngày giỗ vua Đinh Tiên Hoàng, cây thị thường cho ra hai loại quả đan xen nhau quả tròn bình thường và một loại quả dẹt không có hạt thị. 

Rời Phủ Khống, bạn chỉ cần đi theo lối mòn sau phủ để đi đến được Thiên Phúc Tự hay còn được gọi là chùa Báo Hiếu. Nơi đây thường được người dây lui đến để nguyện cầu những điều tốt lành cho mẹ cha, gia quyến và các anh hùng liệt sỹ. 

Khám phá 6 địa điểm tâm linh tại Tràng An linh thiêng nhất

Phủ Khống với vị trí đắc địa – Phía trước là hồ nước, phía sau là núi non phong thủy, xứng đáng lọt top 6 địa điểm tâm linh tại Tràng An linh thiêng nhất

2.3 Đền Cao Sơn – Hoa Lư tứ trấn

Đền Cao Sơn thuộc 3 ngôi đền mà vua Đinh Tiên Hoàng cho xây dựng để thờ các vị thần trấn giữ ở 3 vòng thành quanh kinh đô Hoa Lư, vì thế nên có tên gọi là Hoa Lư tứ trấn. Phía Tây thì có thần Cao Sơn trấn giữ, phía Đông thì có thần Thiên Tôn, phía Nam có thần Quý Minh trấn giữ. Theo truyền thuyết thì thần Cao Sơn chính là con thứ 17 vua Lạc Long Quân theo cha lên núi, sau được tôn thành thần. Ông giúp đỡ người dân thông qua việc chữa bệnh, dạy học cũng như giúp đỡ họ làm ăn, sinh sống, bảo vệ dân làng khỏi các thế lực phá hoại. Chính vì để bày tỏ lòng biết ơn đối với ông, người dân đã lập đền thờ trong khu chùa cổ Bái Đính và mỗi năm đều tổ chức một lễ hội đầy sắc màu và trang trọng. 

Khám phá 6 địa điểm tâm linh tại Tràng An linh thiêng nhất

Phía trước cửa đền linh thiêng và uy nghiêm 

Khám phá 6 địa điểm tâm linh tại Tràng An linh thiêng nhất

Đền Cao Sơn thờ vị thần Cao Sơn có công giúp đỡ cho người dân vượt qua hoạn nạn

2.4 Hành Cung Vũ Lâm 

Hành cung Vũ Lâm nằm sâu trong địa phận Tràng An, khi xưa là một căn cứ quân sự thời Trần. 

Nhờ có vị trí địa lý thuận lơi nằm ngay trong vùng núi thành Nam của Cố đô Hoa Lư nên đã được các vị vua đầu nhà Trần “chọn mặt gửi vàng” xây dựng căn cứ địa nhằm củng cố quân lực, phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai. Ngoài ra, nơi đây còn là địa điểm mà nhiều vua Trần xuất gia tu hành, mở mang phật giáo. 

Xem thêm: Linh thiêng đền vua Đinh Tiên Hoàng tại cố đô Hoa Lư xinh đẹp

Khám phá 6 địa điểm tâm linh tại Tràng An linh thiêng nhất

Vẻ ngoài không lẫn vào đâu được của Hành Cung Vũ Lâm với bao quanh là núi non và sông nước

2.5 Đền Suối Tiên 

Đền Suối Tiên nằm cách hang Thánh Trượt khoảng 20 phút đi thuyền. Giải mã cái tên Suối Tiên thì tương truyền rằng ở nơi đây có con suối trong xanh và mát mẻ nên các nàng tiên khi tạ thế thường đến đây tắm vì thế nên gọi là đền Suối Tiên. Ngồi trên con thuyền trôi lênh đênh trên dòng sông, bạn có thể thấy được ngọn núi giống như bông sen của nhà Phật – Địa Linh. Ấy là cái tên mà người dân đã đặt như thế, với ý nghĩa là linh khí đất trời hồn thiêng sông núi đều hội tụ bên trong ngọn núi ấy. Đền Suối Tiên thờ Đức thánh Quý Minh Đại Vương là một trong ba vị tướng đã được phong Thánh (Đức thánh Tản Viên, Đức thánh Cao Sơn và Đức thánh Quý Minh). Quanh ngôi đền, bạn sẽ thấy có các nhà tranh vách đất tái hiện lại cuộc sống của người Việt cổ xưa với cối xay lúa, nơm úp cá… 

Khám phá 6 địa điểm tâm linh tại Tràng An linh thiêng nhất

Đền Suối Tiên có không khí trong lành vì bao quanh là cây cối trập trùng

Phần lớn của đền Suối Tiên được xây dựng bằng 4 loại gỗ là đinh, lim, sến, táu quý hiếm, có giá trị nghệ thuật cao. Bên trong đền có tạc tượng của Thánh Quý Minh Đại Vương trên tay cầm bảo trượng như là thượng phương bảo kiếm. Ông ăn vận chỉnh tề, khăn đai mũ áo đều ngay ngắn, phẳng phiu thể hiện là một bậc chính nhân quân tử, văn võ song toàn. Bên cạnh tượng Thánh Quý Minh Đại Vương là tượng của phu nhân của ông, bà là quân sư, cánh tay phải quan trọng của ông. Hai bên thờ các vị quan văn, quan võ. Ngoài ra, còn có cả 2 bức tượng ngựa trắng và đỏ tượng trưng cho âm và dương. 

2.6 Đền Trần – Địa điểm tâm linh tại Tràng An

Dù ngày xưa hay ngày nay thì để đi đến đền Trần đều phải vượt qua con đường dài và khó khăn. Tuy nhiên đến nay thì việc đến đền Trần cũng đã dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn chỉ cần leo qua khoảng 175 bậc đá để leo lên đến đỉnh, sau đó đi men theo con đường mòn đi xuống dốc là sẽ vào đường đền Trần. Nơi đây thờ thánh Quý Minh Đại Vương (Vị tướng trấn ải sứ Sơn Nam) và Hoàng phi quý nương nương. Đền Trần được xây dựng từ rất lâu về trước, đến khoảng đầu thế kỷ 20 thì được tu sửa lại và trở thành một Địa điểm tâm linh tại Tràng An mà nhiều du khách hay ghé thăm. Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy những nét chạm khắc tinh vi trên đá, đặc biệt là tứ trụ bên ngoài đền được tạc theo tích tứ linh – Long, Ly, Quy, Phụng. 

Khám phá 6 địa điểm tâm linh tại Tràng An linh thiêng nhất

Đền Trần như tiệp vào cả màu đá của núi đá vôi ở phía sau

Ở đa số các kiến trúc chạm khắc khác, phần nổi chỉ thường khoảng 1 phân nhưng với các trụ đá ở đền Trần thì lại ứng dụng chạm khắc boong kênh và chạm lộng, thông phong 8 phân, có chỗ nổi cao lên đến 10 phân, vô cùng ấn tượng. Bên cạnh đó, thì ở trên các xà ngang, bậc cửa, cột và mái hiên của đền cũng được tạc và khắc nhiều loại chim phượng hay hình ảnh cá hóa rồng chỉ nhỏ bằng ngón tay cái nhưng lại cực kỳ tỉ mỉ khi có đầy đủ các bộ phần như đầu, mỏ, đuôi, cánh, chân. Quá không ngoa khi nói rằng, đền Trần chính là “minh chứng sống” thể hiện tinh hoa tài tình của các nghệ nhân dân gian làng đá ở  huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Khám phá 6 địa điểm tâm linh tại Tràng An linh thiêng nhất

Bốn cột trụ được điêu khắc tỉ mỉ mô phỏng Long, Lân, Quy, Phụng. Ảnh: BDS

3vi.vn đã giới thiệu đến bạn 6 địa điểm tâm linh tại Tràng An linh thiêng nhất mà bất kỳ du khách nào đến cũng đều muốn ghé thăm. Không chỉ nổi tiếng linh thiêng, các ngôi chùa, đền ở Tràng An còn có lối kiến trúc độc đáo, tỉ mỉ. Khám phá Ninh Bình thì nhất định đừng bỏ qua bạn nhé!  

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.