Lễ hội chọi trâu Hải Phòng là một trong những di sản văn hóa mang đặc trưng của miền biển Hải Phòng. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa lâu đời với nhiều hoạt động thú vị. Cùng 3vi.vn khám phá thêm về lễ hội này nhé.
Giới thiệu tổng quát về Lễ hội chọi trâu Hải Phòng
Hải Phòng không chỉ có nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Khu di tích Trạng Trình, Bảo tàng Hải Phòng… mà còn có nhiều lễ hội lớn vô cùng hấp dẫn. Lễ hội chọi trâu Hải Phòng là một trong số đó. Đây là lễ hội truyền thống được người dân quận Đồ Sơn – Hải Phòng tổ chức vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm.
Đây không chỉ là một lễ hội thông thường mà nó còn là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thủy thần và tục hiến sinh. Lễ hội này nhằm thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển. Đừng bỏ qua lễ hội đặc sắc này trong Cẩm nang du lịch của bạn nhé!
Lễ hội chọi trâu Hải Phòng luôn thu hút được rất nhiều người quan tâm và biết đến. Nhiều người khi đến đây đều cảm thán với không khí sôi động và nhộn nhịp. Người dân đã chuẩn bị cho lễ hội rất công phu và chu đáo. Mỗi chủ trâu phải chọn lựa kĩ càng cho mình một con trâu khỏe để có thể chiến thắng lễ hội.
Lễ hội chọi trâu Hải Phòng được diễn ra như thế nào?
2.1 Phần chuẩn bị trước lễ
Để Lễ hội chọi trâu Hải Phòng được diễn ra một cách suôn sẻ, người dân sinh sống tại Bãi biển Đồ Sơn đã phải cất công chuẩn bị lễ hơn 8 tháng trời. Theo kinh nghiệm của người dân ở đây, điều quan trọng nhất là bạn phải tìm và nuôi dưỡng trâu một cách cẩn thận.
Theo thường niên, cứ sau mỗi dịp lễ Tết nguyên đán thì các sới chọi để cử người đi bôn ba khắp các tỉnh thành trên cả nước như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, thậm chí lên tận các tỉnh Tây Bắc để mua được con trâu ưng ý. Con trâu được chọn phải là con trâu đực, khỏe mạnh và có khả năng chịu đòn tốt.
Thường trâu tốt là trâu sẽ có da đồng, lông móc, hàm đen, khoang bốn khoáy, lông cứng và dày để tránh nắng. Sừng trâu đen như mun, sừng trâu vênh lên như hai cánh cung. Đặc biệt là những con trâu lưng càng dày, càng phẳng, ức rộng, cổ tròn dài thì càng được đánh giá là trâu tốt.
Trâu được chọn sẽ có rất nhiều người cùng dẫn vào sàn đấu. Trước mỗi trận đấu, trâu sẽ được cho ăn no và chuẩn bị kĩ càng để đạt được trạng thái tốt nhất. Lễ hội có sự góp mặt rất nhiều đơn vị cùng với trâu của họ tham gia. Những người khi tham gia lễ hội cũng thường nhìn những con trâu và dự đoán nhà vô địch
2.2 Phần lễ của Lễ hội chọi trâu Hải Phòng
Lễ hội chọi trâu Hải Phòng được khởi động bằng phần lễ tế thần Điểm Tước của các làng có trâu. Tiếp đó là lễ rước nước với nghi thức thay lọ nước thần được từng làng mang về đình riêng. Sau đó là lễ Thành Hoàng dành cho các con trâu được chủ trâu chủ trì.
Kết thúc lễ này, những con trâu khỏe mạnh sẽ được gọi là Ông trâu, mang tính biểu tượng tâm linh, ước mơ và hy vọng cho người dân nơi đây. Đến sáng ngày 9/8 âm lịch, người dân sẽ kéo nhau ra đình để xem lễ rước các Ông trâu giữa tiếng nhạc bát âm, cờ thần bay phấp phới.
Phần chọi trâu luôn là điều được mong đợi nhất của lễ hội. Bên ngoài sân đấu, không khí lúc nào cũng tưng bừng và nhộn nhịp cùng với đó là nhiều tiếng hò reo, cổ vũ. Còn trong sân, cuộc chiến của những con trâu chiến binh luôn luôn căng thẳng, kịch tính và đầy hấp dẫn. Mỗi một con trâu đều mang cho mình tâm lý quyết chiến để giành được chiến thắng, điều đó làm cho lễ hội càng thêm sôi động
2.3 Phần hội của Lễ hội chọi trâu Hải Phòng
Phần hội diễn ra với vô số các hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Điệu múa khai hội sẽ được 24 tráng niên trong những âm thanh sôi động của tiếng trống, thanh la. Tiếp đó là phần hội chính từ hai phía của sới chọi. Những Ông trâu sẽ có người che lọng và múa cờ hai bên.
Khi hai Ông trâu cách nhau 20m thì sẽ có người rút “sẹo” cho trâu và khẩn trương chạy ra ngoài sới chọi. Hai Ông trâu sẽ lao vào nhau với tốc độ cực nhanh, sừng đập vào nhau kêu chan chát. Cứ như thế, Lễ hội chọi trâu sẽ được diễn ra quyết liệt giữa tiếng hò reo của hàng ngàn khán giả.
Phần hồi của lễ hội là những tiếng trống, tiếng kèn mang nét đặc trưng ở nơi đây. Khi những nhịp âm thanh này vang lên cũng là lúc không khí đẩy lên cao trào. Những chú trâu sẽ dốc hết sức lực lao vào nhau để định đoạt trận đấu
2.4 Kết thúc hội chọi trâu Đồ Sơn
Sau khi đã kết thúc Lễ hội chọi trâu Hải Phòng sẽ có thêm một cuộc rước trâu về đình làm lễ tế thần. Cuộc rước này sẽ được diễn ra dưới sự đoàn kết, đồng lòng của người dân Đồ Sơn. Ông trâu hạng nhất sẽ được thêu ai chữ “Thượng Đẳng” bằng kim tuyến, một bát hương bằng đá xanh đem theo đám rước trở về.
Những Ông trâu tham gia Lễ hội chọi trâu Hải Phòng dù thắng hay thua đều bị giết thịt, lấy tiết canh và lông để cúng thần. Người đến xem lễ sẽ mua thịt trâu về ăn để cầu phúc, may mắn. Ngoài ra, trong phần hội bạn cũng sẽ được thưởng thức thêm nhiều món ngon khác như Top quán bánh đa cua Hải Phòng, Nem chua An Thọ Hải Phòng.
Người chủ trì lễ hội sẽ thổi kèn kết thúc trận đấu. Tiếng kèn vang lên cùng với những tiếng hò reo của khán giả cũng chính là nói lên buổi lễ đã thành công một cách tốt đẹp.
Mọi người chăm chú vào đội biểu diễn kết thúc lễ hội. Mọi người sẽ chụp nhiều hình kỉ niệm để lưu giữ lại những khoảnh khắc vui vẻ khi ở nơi đây. Đừng bỏ lỡ lễ hội này trong cẩm nang du lịch của bạn nhé
Lễ hội chọi trâu Hải Phòng quả thực là một nét văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo. Lễ hội này còn được công nhận là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước. Do đó nếu có cơ hội du lịch Hải Phòng thì bạn hãy thử một lần tham gia vào lễ đặc sắc này nhé.
Xem thêm: Cùng tìm hiểu về Lễ hội hoa phượng đỏ Hải Phòng với 3vi.vn