Khám phá nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng ở Long Xuyên

Nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng là một điểm đến thú vị dành cho những ai thích khám phá điều mới mẻ. Nếu có cơ hội du lịch An Giang, bạn nhất định phải nắm lấy cơ hội đến tham quan và tìm hiểu vẻ đẹp độc đáo của nghề truyền thống này.

Xứ Bảy Núi An Giang là vùng đất sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ như Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc, chùa Long Sơn Núi Sam hay Thánh đường Cù Lao Giêng (thánh đường họ Đầu Nước). Hơn cả thế, nơi đây nổi tiếng với các làng nghề truyền thống phong phú, toát lên nét đẹp giản dị, dân dã và thân thương của người dân vùng sông nước miền Tây. Nếu đã về thăm Long Xuyên – An Giang chơi thì bạn nhất định phải đến khám phá nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng. Cùng theo chân 3vi.vn tìm hiểu về cái nghề truyền thống độc lạ này bạn nhé!

Đôi nét về nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng

Địa chỉ: Ấp Tây Huề 1, phường Mỹ Hòa, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Số điện thoại: 0973750567

Ghe, xuồng vốn là những phương tiện di chuyển dân dã, quen thuộc với người dân miền Tây sông nước. Thế nhưng, cuộc sống ngày càng hiện đại thì hình ảnh của những phương tiện này đã dần được thay thế. Từ đây, các làng nghề đóng ghe xuồng cũng gặp nhiều khó khăn và dần mai một, gần như biến mất khỏi đời sống ngày nay. Nhưng ở vùng đất Long Xuyên vẫn còn tồn tại nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng. Đến thăm cơ sở thủ công mỹ nghệ Chín Mỏng, bạn sẽ nhìn thấy không gian nơi đây đầy ắp những chiếc xuồng, du thuyền… nhỏ nhắn, xinh xắn với những chi tiết tỉ mỉ được anh Mỏng đem trưng bày trước nhà, thu hút nhiều người đi đường thích thú dừng lại ngắm nghía.

Nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng tính đến nay đã đi theo anh được hơn 30 năm. Anh sinh ra và lớn lên ở huyện Lai Vung của tỉnh Đồng Tháp, một nơi nổi tiếng với tay nghề đóng ghe, xuồng bậc nhất tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khoảng thời gian đó, nghề này rất thịnh hành, mỗi năm người thợ có thể đóng hàng trăm chiếc xuồng, ghe cỡ lớn bằng cây. Sau này, khi giao thông đường bộ được nâng cấp và trở nên thuận tiện hơn, phần lớn người dân địa phương dần chuyển sang sử dụng ghe, xuồng bằng chất liệu composite. Do nhiều xưởng cưa ở quê nhà đóng cửa, chuyển sang làm nghề khác nên anh Mỏng quyết định về thành phố Long Xuyên để lập nghiệp, bắt đầu đóng ghe, xuồng thuê rồi dần chuyển ra làm riêng để kiếm thu nhập. Năm 2011, trong một lần đi chơi xa, anh Mỏng không may gặp phải một tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến cho sức khỏe suy giảm. Điều này đã ngăn anh không thể tiếp tục theo đuổi nghề đóng ghe xuồng của ông cha truyền lại. Tuy nhiên, không thể cưỡng lại nỗi nhớ nghề, anh đã nhờ người thân đi lượm lặt những khúc gỗ nhỏ rồi tỉ mỉ ngồi ghép nối, đóng thành những chiếc xuồng mini, coi như một thú vui giải trí những ngày rảnh rỗi.

Khám phá nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng ở Long Xuyên

Nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng ở An Giang

Xem thêm: Làng nghề rập chuột An Châu qua hơn nửa thập kỷ chất lượng vẫn như xưa

Khám phá nét độc đáo trong nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng

2.1 Nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng hấp dẫn nhiều người

Từ một lần tình cờ bén duyên với đống gỗ vụn, anh đã nảy sinh ra một ý tưởng mới mẻ, đó chính là tạo ra những chiếc xuồng thu nhỏ rất nhiều lần so với sản phẩm thật. Anh miệt mài bắt tay vào cải tạo những tấm ván vụn, biến chúng thành những chiếc xuồng mini độc lạ. Thời gian ban đầu, những sản phẩm đầu tay của anh không nhận được ai chú ý vì vẫn còn quá thô sơ. Không hề nản chí, anh Chín Mỏng lại tiếp tục mài mò thay đổi kiểu dáng và phải hơn 1 năm anh mới có thể hoàn chỉnh sản phẩm của mình. Nhờ đôi tay thợ cưa khéo léo do trời phú, anh Mỏng đã cho ra những chiếc xuồng mini nhỏ gọn, độc là và bắt mắt dùng làm quà lưu niệm.

Thấy sản phẩm làm ra độc đáo và đẹp mắt nên vợ của anh Mỏng là chị Phan Thị Ngọc đã mang chúng ra trưng bày trước nhà. Lần này cái nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng đã thu hút chú ý của nhiều người, thậm chí còn có một số khách đến mua với giá cao và đặt hàng anh để làm thêm nhiều tác phẩm khác. Từ việc làm xuồng để giải trí, giờ đây anh Mỏng kiếm được thu nhập từ cái nghề này. Không những thế, đây cũng là điều giúp anh lưu giữ cái nghề truyền thống do gia đình truyền lại. Cũng giống như làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh, tuy không còn sự nhộn nhịp sung túc của ngày xưa nhưng nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng vẫn là một trong những nơi lưu giữ nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người dân An Giang.

Khám phá nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng ở Long Xuyên

Khu vực trưng bày sản phẩm trước nhà của anh Mỏng

Khám phá nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng ở Long Xuyên

Anh thường sử dụng gỗ xoan đào để sản phẩm đẹp và bền hơn

Khám phá nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng ở Long Xuyên

Gỗ vụn được anh cải tạo tỉ mỉ và kỹ càng

Khám phá nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng ở Long Xuyên

Nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng ngày càng phát triển

2.2 Câu chuyện gặt hái quả ngọt của người đàn ông yêu nghề

Để những chiếc xuồng mini đạt đến mức độ tinh xảo một cách hoàn hảo, anh Chín Mỏng phải suy nghĩ, đắn đo rất nhiều về cách chọn lựa loại gỗ và cực kỳ tỉ mỉ, cẩn trọng trong từng đường cưa, nét mực. Vì thế, quá trình lắp ráp tấm be và thanh cong mới có thể đạt được độ khít cao từ phần mũi cho tới phần lái của chiếc xuồng, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, hút mắt. Nếu bạn tinh ý nhìn kỹ những chiếc xuồng mini của anh Mỏng, bạn sẽ nhận ra đặc điểm khác biệt so với các cơ sở làm nghề thủ công bình thường. Những chiếc ghe, xuồng mini do chính tay anh Mỏng làm ra thì phần mũi lúc nào cũng sẽ quớt cao, có hình dáng thon thả, mềm mại và sắc nét. Theo chia sẻ của người nghệ sĩ này thì để đóng được những chiếc xuồng ghe mini đẹp mắt, sự phán đoán và cặp mắt nghề của người thợ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Anh Chín Mỏng cho biết, đây là một nghề không hề dễ dàng bởi vì nó đòi hỏi người thợ phải lòng yêu nghề, tính tỉ mỉ và con mắt thẩm mỹ cực kỳ cao. Các tiểu tiết của sản phẩm đều phải được chăm chút cẩn thận và giống với nguyên bản nhất để sản phẩm làm ra vừa sắc sảo trong từng chi tiết, vừa có được linh hồn và thể hiện được nét dân dã của xuồng ghe sông nước. Có thể thấy, nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng không chỉ đơn giản là công việc làm ăn kiếm sống mà đã trở thành một nghệ thuật điêu luyện của nghề đóng xuồng.

Bắt đầu là chiếc xuồng ba lá, sau đó là chiếc ghe bầu và đến nay nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng đã cho ra đời hàng loạt chiếc ghe xuồng đặc trưng cho vùng sông nước miền Tây Nam Bộ. Thậm chí, anh còn làm ra cả những chiếc thuyền buồm với nhiều chi tiết tinh xảo. Bên cạnh đó, để các sản phẩm do cơ sở thủ công của mình sản xuất ra thêm phần đa dạng và đáp ứng nhu cầu thị trường, anh đã làm ra tác phẩm mới là xe Honda vô cùng đẹp mắt, khiến nhiều người thích thú và trầm trồ. Từ một việc làm giải trí để thỏa nỗi nhớ nghề, giờ đây công việc này đã trở thành nguồn thu nhập chính giúp gia đình anh vượt qua khó khăn. Thay vì sử dụng như một phương tiện chuyên chở thông thường, những chiếc ghe, xuồng mini của anh Chín Mỏng làm ra được đặt ở vị trí cao hơn, là một tác phẩm để người yêu cái đẹp ngắm nghía và thưởng thức. Ngoài làng nghề lưỡi câu Mỹ Hoà, cơ sở thủ công mỹ nghệ của anh Chín Mỏng cũng là một điểm tham quan độc đáo và mới lạ dành cho chuyến du lịch xứ Bảy Núi của bạn.

Khám phá nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng ở Long Xuyên

Những chiếc xuồng mini đạt mức độ tinh xảo hoàn hảo

Khám phá nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng ở Long Xuyên

Sự phán đoán và cặp mắt của người thợ rất quan trọng

Khám phá nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng ở Long Xuyên

Các tiểu tiết phải được chăm chút cẩn thận, kỹ càng

Khám phá nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng ở Long Xuyên

Chúng trở thành tác phẩm nghệ thuật dành cho người yêu cái đẹp

Khám phá nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng ở Long Xuyên

Nghề đóng xuồng ghe mini giúp anh Chín Mỏng có thu nhập ổn định

Độc đáo nghề đóng xuồng, ghe phiên bản thu nhỏ của anh Chín Mỏng. Video: Youtube/Lang Thang An Giang

Vào dịp ngày lễ, Tết, nhiều người vẫn thường ghé ngang Tỉnh lộ 943 và dừng chân lại cơ sở nghề đóng xuồng ghe mini của anh Chín Mỏng để chiêm ngưỡng những chiếc xuồng nhỏ xinh xắn, mua mang về nhà trưng bày hoặc làm quà biếu tặng bạn bè, người thân. Đây chắc chắn là một địa chỉ xứng đáng để bạn lưu vào cẩm nang du lịch của mình khi đến An Giang chơi.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.