Nhắc đến nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên, người ta sẽ nhớ đến hình ảnh của một ngôi nhà thờ cổ kính hàng trăm năm tuổi với lối kiến trúc Gothic tuyệt đẹp, mang đậm phong cách Châu Âu cùng phong cảnh nên thơ hữu tình làm lay động biết bao du khách. Cùng dạo quanh một vòng nhà thờ Mằng Lăng với 3vi.vn nhé!
Giới thiệu về nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên
1.1 Đôi nét về nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên
– Địa chỉ: Nhà thờ Mằng Lăng, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
– Giá vé: miễn phí.
Nhà thờ Mằng Lăng không cố định thời gian mở cửa bởi người dân trong vùng có thể thường xuyên ghé qua đây, riêng hầm chứa sách thì mở cửa từ 8h sáng và đóng cửa lúc 6h chiều.
Đây là nơi lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa lịch sử của nước ta, thuộc địa phận huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên và được khởi công xây dựng từ năm 1892. Nằm bên bờ sông Kỳ Lộ (người dân hay gọi là sông Cái), đây cũng là một trong những nhà thờ cổ nhất ở Việt Nam.
Là một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Phú Yên hiện nay, điểm tham quan tại Phú Yên này được khởi công từ năm 1892 và tới tận 15 năm sau mới khánh thành. Tuy không ấn tượng lắm về kiến trúc của nhà thờ, bởi thấy cũng giống giống các nhà thờ khác thôi nhưng quả thật nếu biết chụp thì bạn sẽ có những bức ảnh cực kì đẹp với nhà thờ này đấy nhé. Một điểm thú vị nữa là ở phía sau nhà thờ Mằng Lăng bạn có một cô nhi viện, nơi chăm sóc và nuôi dưỡng những thiên thần nhỏ cơ nhỡ. Bạn cũng có thể ghé thăm cô nhi viện này khi ghé qua nhà thờ.
Xem thêm: Chùa Từ Quang (Chùa Đá Trắng) Phú Yên – Cổ tự đầu tiên của xứ Nẫu
Nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên nhìn từ bên ngoài vào
1.2 Hướng dẫn di chuyển đến Mằng Lăng Phú Yên
Để di chuyển đến nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên từ thành phố Quy Nhơn bạn chỉ cần chạy dọc theo quốc lộ 1A đến thị trấn Chí Thành rồi qua cầu Ngân Sơn gặp ngã 3 thì rẽ trái khoảng 2km là tới.
Còn nếu bạn di chuyển từ thành phố Tuy Hòa thì có 2 hướng bạn có thể đi theo đường dọc biển hướng về phía Bắc hoặc hướng đường quốc lộ 1A. Đa phần các bạn đi du lịch tham quan nhà thờ Mằng Lăng đều kết hợp với các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở phía Bắc Phú Yên như Bãi Xép (Hoa Vàng Cỏ Xanh), Đầm Ô Loan, Gành Đá Đĩa nên bạn đi hướng nào cũng được, miễn là nên đi các địa điểm cánh Bắc theo đúng một vòng tròn.
Nguồn gốc tên gọi nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên
Tồn tại hơn 100 năm nay, nhà thờ Mằng Lằng như một chứng nhân lịch sử nằm trên mảnh đất duyên hải miền Trung bình yên và xinh đẹp. Cái tên Mằng Lăng nghe khá lạ tai nhưng thực sự lại có nguồn gốc rất mộc mạc và giản dị. Theo các bậc cao niên ở gần nhà thờ kể lại thì cách đây hơn 100 năm, khu vực này rất ít người sinh sống mà chủ yếu chỉ có cây cối, trong đó có một loài hoa màu tím rất đẹp cùng họ với bằng lăng nên người dân đã đặt tên cho loài hoa đó là mằng lăng. Do đó, sau khi xây dựng nhà thờ ở khu vực An Thạch này, người dân đã gọi luôn nhà thờ là nhà thờ Mằng Lăng.
Đến nay, những cây mằng lăng đã biến mất những dấu tích của chúng vẫn còn ở một bàn gỗ tròn có đường kính 1,7m trong nhà thờ, bàn gỗ này được làm từ gỗ mằng lăng từ thuở sơ khai khi xây dựng nhà thờ. Với hàng trăm năm tồn tại giữa bao nhiêu vật đổi sao dời, nhà thờ cổ Mằng Lăng là một địa điểm đầy tiềm năng du lịch.
Nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên vào mùa lễ hội
Khám phá nét đẹp của nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên
3.1 Phong cách kiến trúc độc đáo tại nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên
3.1.1 Vẻ đẹp bên ngoài
So với các nhà nổi tiếng tại Việt Nam thì nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên không quá to và thiết kế nội thất cũng không quá cầu kì. Tuy nhiên chính sự đơn giản của nơi này càng khiến cho địa điểm này càng trở nên nổi bật hơn.
Khi đặt chân đến nhà thờ bạn sẽ ấn tượng ngay bởi vẻ đẹp vô cùng cuốn hút của lớp sơn phủ bên ngoài là màu xanh xám đặc trưng đã bị sờn đi nhiều bởi thời gian. Không rõ là trùng hợp hay ngẫu nhiên nhưng màu xanh này thực sự nhìn rất hòa hợp với ruộng vườn xung quanh nhà thờ. Phía bên ngoài mặt tiền được thiết kế theo lối hình mái vòm. Thoạt nhìn bạn sẽ trông nó giống với búp măng trông rất đẹp mắt.
Không gian bên trong nhà thờ vô cùng khang trang, lộng lẫy
3.1.2 Nét kiến trúc bên trong
Nhà thờ Mằng Lăng mang đậm phong cách châu Âu mà bạn đã thấy rất nhiều trên tivi hay báo đài. Lối kiến trúc này nổi tiếng trên Thế giới đến mức, có rất nhiều công trình được xây dựng theo lối Gothic này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Và điểm nổi bật nhất nhà thờ chính là lối kiến trúc Gothic đặc sắc đã có từ cách đây khoảng 1200 năm trước Công Nguyên. So với các công trình nhà thờ nổi tiếng ở Việt Nam như nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Phú Nhai, nhà thờ Trà Cổ, nhà thờ Con Gà hay những nhà thờ có kiến trúc Gothic nổi tiếng trên thế giới thì quy mô của nhà thờ Mằng Lăng nhỏ hơn và nội thất giản tiện hơn. Đi sâu vào bên trong, quan sát kỹ thì không gian thánh đường khá giống các nhà thờ Gothic khác ở Việt Nam với hai hàng cột tạo thành các ô vòm liên hoàn. Trên các ô vòm này đều điêu khắc những tiêu tiết của phong cách Gothic. Riêng phần trần thánh đường không còn kiểu mái vòm Gothic cao vút như nguyên bản ban đầu mà thay vào đó là trần gỗ phẳng do ảnh hưởng trận bão năm 1924.Nhìn vào Mằng Lăng, bạn sẽ cảm thấy rất quen thuộc bởi bề ngoài của nó đậm chất những nhà thờ ở châu Âu mà bạn đã thấy rất nhiều trên TV hay các tranh truyện tạp chí.
Cụ thể, lối kiến trúc Gothic được thể hiện ở việc ở chính giữa nhà thờ có một cây thập tự giá và hai bên nhà thờ có hai lầu chuông. Thập tự này là biểu tượng của nhà thờ trong thánh đường. Điểm nhấn tiếp theo mà nhà thờ Mằng Lăng này tạo được sự ấn tượng đó chính là thiết kế mở thông giữa 2 gian thuộc khu vực gian chính giữa của tòa thánh đường.
Đừng quên check-in khi ghé thăm nhà thờ cổ kính này nhé
3.2 Phòng thờ truyền thống – Nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử
Điều đặc biệt khiến cho nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên là ở đây có hang thánh đường nằm bên trong lòng một quả đồi. Tuy chỉ là quả đồi nhân tạo và nó nằm ở ngay cổng chính đi vào nhưng cũng nhờ thế mà thánh đường này tạo được dấu ấn riêng của mình. Từ một lối vào nhỏ hình vuông kê bằng đá lại dẫn vào một không gian khá rộng lớn, những chân trụ trông như những khối thạch nhũ ở Vịnh Hạ Long hay trong các động Phong Nha mang tới cảm giác vô cùng huyền bí. Những hình ảnh bên trong phòng thờ xoay quanh cuộc đời của thánh Andre Phú Yên (sinh năm 1625 – mất năm 1644) khi ông vừa tròn 19 tuổi. Đồng thời, nơi đây cũng lưu giữ nhiều hình ảnh chụp nhà thờ Mằng Lăng từ những năm 90 tới nay và những hiện vật giá trị với giáo xứ.
Ngoài ra, nơi đây cũng được ghi nhận là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta nên đến đây ngoài tham quan lối kiến trúc của nhà thờ thì sẽ được chiêm ngưỡng cuốn sách đó. Cuốn giáo lý “Phép giảng tám ngày” của giáo sĩ Alexandre de Rhodes mà người địa phương vẫn hay gọi là cha Đắc Lộ là một cuốn sách song ngữ La tinh và quốc ngữ được in vào năm 1651 tại Ý.
Cuốn sách in bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của nước Việt Nam ta
Với lịch sử hơn 120 năm tồn tại, nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước. Đây thật sự là một điểm đến khó bỏ qua với du khách khi dừng chân ở mảnh đất hoa vàng cỏ xanh. Vì vậy bạn đừng bỏ qua nhà thờ xinh đẹp này trong lịch trình khám phá Phú Yên của bạn nhé!