Tìm hiểu làng nghề lợp lươn Cần Đăng độc đáo tại An Giang

Làng nghề lợp lươn Cần Đăng với kinh nghiệm làm vật dụng đánh bắt lâu đời đã và đang dần trở thành một địa điểm du lịch thu hút sự quan tâm của mọi người. Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm tham quan mới lạ cho chuyến du lịch An Giang của mình thì sao lại không thử đến với Cần Đăng nhỉ?

Nhắc đến An Giang, người ta thường nghĩ đến những địa điểm du lịch nổi tiếng như Rừng Tràm Trà Sư, Thất Sơn huyền bí… Tuy nhiên, bên cạnh đó, An Giang còn có nhiều làng nghề truyền thống vô cùng độc đáo và mang đến những trải nghiệm thú vị. Làng nghề lợp lươn Cần Đăng là một trong số những nơi đang nhận được nhiều sự quan tâm của những ai yêu thích việc chế tác đồ thủ công. Cùng 3vi.vn tìm hiểu về làng nghề truyền thống này nhé.

Tổng quan về làng nghề lợp lươn Cần Đăng

1.1 Giới thiệu làng nghề lợp lươn Cần Đăng

Địa chỉ: Ấp Cần Thới, xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Tổ trưởng làng nghề: Nguyễn Văn Đực

Số điện thoại: 01642.202.438

Làng nghề lợp lươn Cần Đăng hình thành từ năm 1975 và hiện tại có hơn 40 hộ gia đình trực tiếp tham gia sản xuất. Năm 2017, Cần Đăng đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang công nhận là làng nghề truyền thống. Nơi đây không chỉ bảo tồn và phát triển một nghề làm lợp lươn truyền thống mà còn như lưu giữ lại một nét văn hóa đặc trưng của tỉnh An Giang. Đến với làng nghề lớp lươn Cần Đăng, bạn sẽ trực tiếp nhìn thấy từng công đoạn sản xuất được làm hoàn toàn thủ công cũng như có cơ hội để tìm hiểu thêm về cuộc sống bình dị của người dân tại đây.

Xem thêm: Khám phá làng hoa An Thạnh rực rỡ sắc màu của xứ An Giang

Tìm hiểu làng nghề lợp lươn Cần Đăng độc đáo tại An Giang

Đường vào làng nghề lợp lươn Cần Đăng có cổng chào rất lớn

1.2 Thời điểm lý tưởng đến tham quan làng lợp lươn

Giống như làng nghề bánh phồng Phú Mỹ, Cần Đăng làm lợp lươn quanh năm. Vì vậy mà bạn có thể thoải mái đến đây bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên nếu muốn nhìn thấy một làng nghề lợp lươn Cần Đăng bận rộn và tấp nập nhất thì bạn hãy đến đây vào mùa nước nổi. Nghề đánh bắt phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, mùa nước nổi tôm cá về nhiều và lươn cũng thế. Từ đó, nhu cầu mua lợp lươn của bà con cũng tăng lên, làng Cần Đăng cũng bận rộn hơn bao giờ hết.

Khám phá làng nghề làm lợp độc đáo

2.1 Khám phá quy trình làm lợp lươn

Đến đây, các bạn sẽ được người dân chia sẻ và nhìn thấy trực tiếp quy trình làm ra được một chiếc lợp tiêu chuẩn. Cũng như làng nghề lưỡi câu Mỹ Hòa, một ngày của người dân tại Cần Đăng bắt đầu từ tờ mờ sáng. Gà còn chưa gáy mà các hộ gia đình đã tất bật chuẩn bị nào là gân, tre, dây đan, lưới nhựa… cho một ngày làm việc mới. Được biết trước đây người dân trong làng chỉ làm lợp để bắt lươn, cá về ăn vào mùa nước nổi. Sau này, vì chất lượng lợp tại làng nghề lợp lươn Cần Đăng vang xa nên có người đến đặt hàng. Cứ thế theo thời gian, ấp Cần thới, xã Cần Đăng dần trở thành một làng nghề lợp lươn sản xuất vật phẩm cho các vùng ở miền Tây sông nước để đánh bắt thủy, hải sản.

Các công đoạn lợp tre cũng khá cầu kỳ. Tre vót xong được người dân trong làng mang về rồi dùng kim và dây buộc để đan từng thanh lại với nhau. Lợp được đan thành hình trụ có đầu phải bằng nhau để lươn dễ chui vào. Ở một đầu và giữa lợp được đặt 2 cái hom để lươn sau khi chui vào thì không thoát ra được. Ngày trước, lợp lươn được đan hoàn toàn bằng tre. Tuy nhiên về sau do nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, lợp cũng được cải tiến cho phù hợp với điều kiện của hiện tại là dùng ống nhựa, lưới nhựa thay thế. Lợp bằng nhựa nhẹ, dễ làm mà giá thành lại rẻ nên được khá nhiều người lựa chọn. Dù là vậy nhưng lợp nhựa cũng không có cách nào thay thế được năng suất làm việc của sản phẩm làm hoàn toàn bằng tre. Hơn thế nữa, lợp có thể thay thế bằng lưới nhựa nhưng 2 cái hom bắt buộc phải được làm bằng tre. Khác với những làng nghề khác có máy móc hỗ trợ, lợp lươn tại Cần Đăng được làm hoàn toàn bằng tay. Vì vậy mà người dân tại đây cũng phải lao động nhiều hơn và có tay nghề cao để có thể làm ra đúng số lượng lợp yêu cầu mà vẫn đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn. Giá thành của lợp lươn tại làng cũng không gọi là mắc so với quy trình cầu kỳ. Được biết, một chiếc lợp tre có giá dao động từ 25.000VND đến 26.000VND/cái. Còn lợp nhựa có giá cao hơn vì nguyên liệu mắc, dao động từ 27.000VND đến 28.000VND/cái.

Tìm hiểu làng nghề lợp lươn Cần Đăng độc đáo tại An Giang

Từng chiếc lợp hoàn toàn được làm thủ công bởi những người thợ vô cùng tỉ mỉ và có tay nghề cao

2.2 Tìm hiểu đời sống người dân tại làng

Ngoài việc tìm hiểu quy trình sản xuất lợp lươn, khi đến làng, bạn còn có cơ hội nghe người dân nơi đây kể về cuộc sống hay những thăng trầm mà họ trải qua để bám trụ với nghề. Thực chất nghề lợp lươn không mang lại thu nhập cao nhưng ổn định quanh năm nên bà con trong làng vẫn đủ điều kiện để trang trải cuộc sống. Hơn thế nữa, người dân trong làng vẫn ngày ngày làm lợp vì tình yêu nghề, niềm tự hào về nét truyền thống độc đáo của vùng đất An Giang. Vì thế mà dù không làm ra được nhiều tiền nhưng người dân nơi đây vẫn lao động hăng say mỗi ngày với nụ cười trên môi. Đến làng nghề lợp lươn Cần Đăng, nghe kể về đời sống nơi này, bạn sẽ càng mến những con người ở đây hơn và cảm thấy chuyến đi của mình cực kỳ ý nghĩa.

Tìm hiểu làng nghề lợp lươn Cần Đăng độc đáo tại An Giang

Làm lợp tuy cực nhưng người dân vẫn không ngớt tiếng cười nói, chuyện trò với nhau

Một số hình ảnh nổi bật tại làng nghề lợp lươn Cần Đăng

Tìm hiểu làng nghề lợp lươn Cần Đăng độc đáo tại An Giang

Những chiếc lợp lươn bằng tre truyền thống được làm rất kỹ lưỡng và chắc chắn

Tìm hiểu làng nghề lợp lươn Cần Đăng độc đáo tại An Giang

Chiếc hom tre được đặt vào đầu và giữa lợp lươn

Tìm hiểu làng nghề lợp lươn Cần Đăng độc đáo tại An Giang

Quá trình làm hom tre cũng cầu kỳ không khác gì chiếc lợp

Đó là tất tần tật những thông tin thú vị về làng nghề lợp lươn Cần Đăng mà cẩm nang du lịch muốn gửi đến bạn. Nếu có dịp đến với đất An Giang, bạn đừng quên ghé qua xã Cần Đăng để khám phá làng nghề lợp lươn truyền thống độc đáo này nhé.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.