Tìm hiểu tục đón Tết của dân tộc Mường ở Mộc Châu Sơn La

Dân tộc Mường ở Mộc Châu, Sơn La có nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc riêng và những lễ hội quan trọng được bà con tổ chức hoành tráng và chỉnh chu. Hôm nay các bạn hãy cùng với 3vi.vn đến xem tục đón Tết của người dân tộc Mường nhé để hiểu thêm về đồng bào dân tộc ở Mộc Châu này nhé.

Vài nét về dân tộc Mường ở Mộc Châu

1.1 Giới thiệu vê dân tộc Mường

Tính đến tháng 4/2019, dân số của người Mường là gần 1.500.000 người, đứng thứ 4 trong số các dân tộc đông nhất ở Việt Nam. Người Mường còn tự gọi mình là người Mol, Moan, hoặc Mual, được gộp từ 2 nhóm chính là người Âu Tá và Mọi Bi. Dân tộc Mường cũng là một trong những dân tộc có nguồn gốc lịch sử lâu đời, ban đầu cư trú trên địa bàn các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, sau tỏa ra các nơi khác, trong đó có Mộc Châu.

Tìm hiểu tục đón Tết của dân tộc Mường ở Mộc Châu Sơn La

Người dân tộc Mường vẫn giữ lối sống bình dị, xóm giềng giúp đỡ nhau khi có việc khiến bà con gắn kết hơn

Xem thêm: Dân tộc Xinh Mun – Nét đẹp dân tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc

1.2 Đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc Mường

Đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc Mường khá đa dạng, từ việc ăn mặc, các lễ hội, phong tục tập quán, văn nghệ… đều thể hiện một cuộc sống đầy màu sắc và tích cực của con người. Đối với trang phục truyền thống, nữ có nhiều bộ y phục hơn và cũng giữ được nét độc đáo hơn so với nam giới. Yếm, áo cánh thân khá ngắn, được xẻ ở ngực để tạo điểm nhấn kèm một chiếc váy vài đến tận gót chân. Không giống như khăn đội đầu được thiết kế đơn giản chỉ gồm một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa thêm gì, cạp váy lại gây ấn tượng bởi những họa tiết được dệt vô cùng kỳ công. 

Một số tập quán độc đáo khác của người dân tộc Mường có thể kể đến như tục cưới xin, khi trai gái được thoải mái tìm hiểu để nên duyên vợ chồng. Khi rước dâu, chú rể cõng một gùi đồ ăn, phía trên đặt 2 con gà trống thiến được luộc chín. Cô dâu thì đội nón, mặc váy và mang chăn, gối, đệm để biếu bố mẹ chồng và người thân. Ma chay của người dân tộc Mường cũng khác biệt, khi thi hài người đã khuất được đặt trong một thân cây khoét ruột làm quan tài. Người đồng bào này có món hát Xéc bùa nổi tiếng được mọi người yêu thích. Ngoài ra còn có dân ca Thường có nội dung về cuộc sống lao động và phong tục dân gian. Trong các lễ hội, người dân tộc Mường thường chơi các trò chơi như bắn nỏ, ném còn, đánh đu… thể hiện sức mạnh và sự dẻo dai của con người để chống chọi với thiên nhiên.

Tìm hiểu tục đón Tết của dân tộc Mường ở Mộc Châu Sơn La

Chị em người Mường duyên dáng với những điệu múa, nhảy sạp

1.3 Đời sống vật chất của người dân tộc Mường

Khác với anh em dân tộc Xinh Mun, hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân tộc Mường là nông nghiệp, với lúa nước là cây lương thực chính. Các công cụ lao động vẫn còn khá thô sơ, với chiếc cày chìa vôi để vỡ ruộng và chiếc bừa đơn bằng tre. Để giã gạo, họ vẫn dùng chân chà lấy hạt, bỏ vào máng gỗ rồi đem đi giã. Ngoài ra, người dân tộc Mường còn săn bắt rất giỏi, làm nương rẫy và biết dệt vải, đan lát.

Tìm hiểu tục đón Tết của dân tộc Mường ở Mộc Châu Sơn La

Người Mường vẫn dùng những công cụ thô sơ, tự chế để lao động sản xuất

Giới thiệu về tục đón Tết của người Mường ở Mộc Châu

2.1 Ý nghĩa của ngày Tết trong đời sống người dân tộc Mường ở Mộc Châu

Đối với dân tộc Mường, quan trọng nhất trong quá trình đón Tết là ngày 30, khi con cháu dù đi đâu cũng phải tề tựu đông đủ để bày dọn mâm cỗ và đón năm mới cùng nhau. Với họ, Tết là khoảng thời gian để tổ tiên về chung vui với con cháu, là lúc để mọi người gửi gắm những hi vọng về một năm mới mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa để ăn nên làm ra, thóc đầy bồ, gà vịt đầy chuồng. Chính vì lẽ đó mà từ ngày 28, việc dọn dẹp nhà cửa đã xong xuôi để gọn gàng ngăn nắp. Chị em nấu bánh chưng, thịt heo, thịt gà để dâng lên bề trên một mâm cỗ đầy đủ và sung túc nhất.

Tìm hiểu tục đón Tết của dân tộc Mường ở Mộc Châu Sơn La

Người dân trong bản nô nức thịt heo, thịt trâu, tề tựu đông đúc tại cổng làng để chuẩn bị

2.2 Những nét đặc sắc trong tục đón Tết của người dân tộc Mường

Đầu tiên phải kể đến những thay đổi trên bàn thờ bày dọn của người dân tộc Mường. Thời xưa còn khó khăn, mọi người phải hái các loại lá trong vườn để nhìn không bị trống. Bây giờ bàn thờ nhà nào cũng có nào thì chè nóng, nào thì mứt, bánh kẹo, nào thì bánh chưng bánh dày… Những nhà có điều kiện còn có thịt heo, làm cá và bày những xấp vải trắng tự dệt để tượng trưng cho quần áo mới của tổ tiên. Khi đã chuẩn bị xong, gia chủ mời thầy mo đến làm lễ mời ông bà, tổ tiên về để hưởng lộc cùng con cháu. Thầy mo cũng đại diện cho gia đình mời 2 bên nội ngoại đến ăn Tết chung với con cháu và phù hộ cho một năm mới nhiều điều tốt lành. 

Mâm cơm cúng ngày 30 luôn có những nông sản được làm ra từ bàn tay lao động của người dân tộc Mường. Những thức quà ấy cũng sẽ được lấy ra ăn trước, con bánh chưng, mứt kẹo sẽ được giữ lại cho đến ngày mùng 5 Tết. Trước khi bàn thờ được dọn dẹp, thầy mo một lần nữa lại đến để làm lễ báo cho tổ tiên biết Tết đã kết thúc, cầu khấn cho một năm mới mùa màng bội thu, con cái khỏe mạnh để năm sau làm cỗ lớn hơn năm trước.

Tìm hiểu tục đón Tết của dân tộc Mường ở Mộc Châu Sơn La

Thầy mo làm lễ để rước ông bà, tổ tiên về chung vui với con cháu trong ngày Tết

Dân tộc Mường ở Mộc Châu có nhiều điều thú vị mà các bạn muốn khám phá lắm rồi đúng không nào. Hãy cùng đến với Mộc Châu để hòa mình cùng cuộc sống thanh bình của người dân tộc Mường, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc để thêm yêu quê hương, đất nước nhé. Ngoài ra bạn cũng đừng quên khám phá nhiều điểm du lịch đẹp như Rừng Thông Bản Áng, Thác Dải Yếm, Mộc Châu Happy Land nữa đấy.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.