Lễ hội làng gốm Thanh Hà Hội An là một hoạt động truyền thống, văn hóa thu hút rất nhiều người dân địa phương mỗi năm khi đến ngày diễn ra hoạt động. Lễ hội làng gốm Thanh Hà Hội An đã góp phần đẩy mạnh trong việc giới thiệu hình ảnh làng nghề, cũng như công tác quảng bá với du khách trong và ngoài nước. Nếu bạn yêu thích các hoạt động văn hóa truyền thống Việt Nam thì không thể bỏ qua lễ hội đặc sắc này đâu.
Sự ra đời của lễ hội làng gốm Thanh Hà Hội An
Làng gốm Thanh Hà hình thành ở làng Thanh Chiêm vào năm 1516, sau đó dời lên Nam Diêu (ngày nay là phường Thanh Hà). Giai đoạn thịnh hưng nhất là vào những năm thế kỷ XVII – XVIII cùng với sự phát triển của cảng thị Hội An, người người nhà nhà đều dùng đồ gốm như: mái ngói cong, gạch đỏ cho các căn nhà cổ Hội An, nồi, khạp, chum, ấm, vại… được tạo nên từ đất sét cuối sông Thu Bồn.
Trải qua nhiều thế hệ, tưởng chừng như đã đi vào quên lãng, nghề gốm nói chung và ở làng nghề Thanh Hà nói riêng được các nghệ nhân tâm huyết vực dậy và phát triển tới thời điểm hiện tại.
Và hàng năm, người dân làng gốm Thanh Hà lại tổ chức lễ hội làng gốm Thanh Hà Hội An nhằm tri ân tổ tiên truyền nghề và gầy dựng cho con cháu đời sau, với nhiều hoạt động ý nghĩa và cực kỳ đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Lễ hội làng gốm Thanh Hà Hội An quy tụ nhiều cá nhân, tập thể tham gia với không khí nhộn nhịp
Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội làng gốm Thanh Hà Hội An
Thời gian tổ chức: Mồng 09 – 10 tháng 07 Âm lịch (nhằm tháng 08 dương lịch)
Địa điểm tổ chức lễ hội: Khu miếu Nam Diêu (Phường Thanh Hà, Hội An)
Đám kiệu rước tổ nghề gốm đi khắp ngõ làng Nam Diêu
Khám phá lễ hội làng gốm Thanh Hà Hội An
2 hoạt động chính trong 2 ngày diễn ra lễ hội làng gốm Thanh Hà Hội An là phần lễ và phần hội được phân chia tổ chức vào ngày 09 và 10 tháng 07 âm lịch.
Phần lễ: tổ chức vào chiều ngày mùng 09 tháng 07 âm lịch thông thường là các lễ cúng, rước kiệu tổ nghề gốm từ khu miếu Lùm Bà Dàng về khu miếu Nam Diêu vào sáng mùng 10 tháng 07 âm lịch. Sau đó, thực hiện lễ tế theo nghi thức vào lúc 9h sáng cùng ngày.
Phần hội: Được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 07 âm lịch, bao gồm các hoạt động thi đua giữa các tổ chức cá nhân với nhau hết sức phong phú như: chuốt gốm,chế tác gốm, trưng bày gốm, thi nặn, nấu cơm niêu, đua thuyền trên sông Thu Bồn…
Sau khi kết thúc 2 phần lễ và hội, Ban tổ chức sẽ trao giải cho các thành tích xuất sắc trong cuộc thi.
Biểu diễn hát tuồng và các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc, đa dạng
Biểu diễn múa lân nhộn nhịp và độc đáo
Tế lễ chính tại miếu Nam Diêu nhằm tri ân công đức đời trước và răn dạy con cháu đời sau
Thi nặn đất sét và làm gốm qua những đôi bàn tay tài hoa, khéo léo
Cùng 3vi.vn xem thêm video về lễ hội làng gốm Thanh Hà Hội An được chia sẻ bởi Kênh youtube Quang Nam Tourism nhé!
Lễ hội làng gốm Thanh Hà Hội An diễn ra hàng năm như một lời hứa phát huy, bảo tồn nghề gốm truyền thống và truyền thụ nghề cho lớp trẻ. Chính vì thế, không khí phấn khởi xuyên suốt buổi lễ không khỏi khiến các du khách trong và ngoài nước tụ họp, tham gia cũng như tìm hiểu thêm về nghề làm gốm được UNESCO công nhận là “di sản văn hóa” này. Hi vọng bạn đã có thể hiểu hơn về nghề gốm thông qua bài viết về lễ hội làng gốm Thanh Hà Hội An do 3vi.vn chia sẻ nhé.