3 vì món đặc sản An Giang nức tiếng phải thử

An Giang nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, thuộc phía Tây Nam đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này hiền hòa và bình dị, là một địa điểm du lịch nổi tiếng của miền Nam. Nơi đây níu chân du khách nhờ những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các đặc sản An Giang ngon miệng, hương sắc hấp dẫn. Đến với An Giang, các bạn nhất định phải thử những đặc sản được giới thiệu trong bài viết sau.

1 vì các món thốt nốt đặc sản An Giang

Thốt nốt là đặc sản An Giang nổi tiếng trên khắp cả nước. Từ xa xưa tới nay, thốt nốt luôn được xem như món quà quý do thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. Nhờ cây thốt nốt mà người dân An Giang có thể làm ra nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn với cả người dân địa phương lẫn các du khách ghé thăm nơi này.

1 vì các món thốt nốt đặc sản An Giang
1 vì các món thốt nốt đặc sản An Giang

Thốt nốt là loài cây đặc sản của vùng Bảy Núi An Giang. Loại cây này trông khá giống như cây dừa, nhưng có thân to và cao hơn, cùng tán lá xòe như lá cọ. Sau khi trổ bông, thốt nốt kết quả thành những chùm từ 50 – 60 trái. Chúng khá nhỏ, nhỏ hơn cả trái dừa Xiêm và ở bên trong có nước cùng một lớp cơm màu trắng đục.

Bánh bò thốt nốt
Bánh bò thốt nốt

Người dân An Giang có thể tận dụng mọi thứ từ cây thốt nốt, từ cây để dựng nhà, lá để lớp mái, cho đến quả vừa ngọt, vừa giòn, làm món tráng miệng cực ngon, hay là phần nước thanh mát, ngọt lịm, được trích ra từ hoa thốt nốt có thể làm một thức uống giải khát hoàn hảo. Chính vì thế những người con An Giang rất quý trọng món quà quý này của tự nhiên.

Đường thốt nốt - đặc sản An Giang
Đường thốt nốt – đặc sản An Giang

Từ thốt nốt có thể tạo ra nhiều đặc sản An Giang khác nhau, mà bất kỳ du khách nào ghé thăm vùng đất này cũng đều muốn thưởng thức. Trong đó phải kể đến:

  • Món tráng miệng làm từ nước và quả cây thốt nốt thơm ngon lại bổ dưỡng, cực hợp để giải khát vào những ngày hè nóng nực. Cơm thốt nốt có màu trắng đục, giòn dẻo, dai dai ăn cực kỳ vui miệng. Tuy nhiên phần cơm không được ngọt cho lắm, nên thường được ăn kèm với nước thốt nốt để tăng độ ngọt. Hoặc bạn có thể xắt mỏng rồi ngâm với đường, sau đó pha thành nước giải khát hoặc trộn cùng sữa.
  • Nước thốt nốt rất ngon khi uống lạnh. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được sự ngọt ngào, mát lạnh cực kỳ đã khát. Nếu bỏ cùng với cơm thốt nốt, bạn sẽ thấy sự dai dai giòn sần sật, rất thú vị.
  • Bánh bò thốt nốt là một đặc sản An Giang tiêu biểu. Món bánh này giống như bánh bò ở ngoài Bắc, nhưng được làm từ đường thốt nốt, nên có màu vàng đậm rất đẹp mắt. Những chiếc bánh bò thốt nốt có vị ngọt thanh, thơm nức mũi, chinh phục thực khách ngay từ cái đầu tiên. Nếu bạn thích vị ngọt lịm, hãy bỏ thêm chút nước cốt dừa nhé.
  • Mua đường thốt nốt về làm quà. Đây là loại đường được nấu từ mật của hoa và quả cây thốt nốt. Món đặc sản An Giang này trải qua quá trình nấu cực kỳ công phu, tạo nên những miếng đường có vị ngọt thanh, béo ngậy cùng mùi thơm dễ chịu. Đường thốt nốt thanh mát, có tác dụng giải nhiệt, chữa viêm họng. Nhiều người An Giang còn lấy đường thốt nốt ăn chung với cơm nguội hoặc dùng chúng thay thế cho một loại kẹo ngọt.
  • Chè thốt nốt, ngọt và thơm, là một món ăn tráng miệng ngon sau mỗi bữa cơm. Ngoài hương vị đặc trưng của cơm và nước thốt nốt, bạn còn có thể cảm nhận được sự hòa quyện hoàn hảo từ đậu xanh bùi bùi, thơm thơm, sự béo ngậy của nước cốt dừa.

Xem thêm: 3 vì food tour Hải Phòng cuối tuần trở nên “hot” hơn bao giờ hết

2 vì món gà đặc sản An Giang – gà đốt lá chúc Ô Thum

Nói đến các đặc sản An Giang, nhiều du khách sẽ nghĩ ngay tới các món gà thơm lừng, trong đó có Gà đốt lá chúc Ô Thum nổi tiếng khắp vùng. Món ăn này được yêu thích vì có hương vị khác lạ và cách chế biến đặc biệt, chẳng giống với những nơi khác. Vì thế, nếu bạn đến An Giang hoặc tới tận vùng Hồ Ô Thum thì phải tìm và thưởng thức món gà trứ danh này.

2 vì món gà đặc sản An Giang - gà đốt lá chúc Ô Thum
2 vì món gà đặc sản An Giang – gà đốt lá chúc Ô Thum

Gà đốt lá chúc Ô Thum vốn có nguồn gốc xuất xứ từ Campuchia, sau đó du nhập vào Việt Nam, tới vùng An Giang và trở thành một đặc sản cực kỳ nổi tiếng của vùng đất miền Tây sông nước này. Sở dỉ món ăn này được gọi tên như vậy là do có nhiều nhất ở khu vực Hồ Ô Thum thuộc địa phận huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Du khách đặt chân đến đây có thể thưởng thức món ăn đặc biệt này, lại vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp ấn tượng, với hồ nước phẳng lặng, xanh biếc nên thơ và núi cao hùng vĩ.

Cách làm gà đốt lá chúc Ô Thum tương đối cầu kỳ, kỹ lưỡng. Người đầu bếp phải lựa chọn nguyên liệu thật tỉ mỉ, cẩn thận. Loại gà được sử dụng là gà đồ, khá giống với gà ta, nhưng chỉ có trọng lượng khoảng 1,3kg đến 1,8kg. Dù những con gà này khá nhỏ, nhưng da mỏng và thịt thì săn chắc, khi ăn rất hấp dẫn.

Hơn nữa, người dân Tri Tôn An Giang không chế biến sẵn để bán cho thực khách mà chỉ làm thịt, tẩm ướp rồi nấu nướng khi khách gọi món. Và bạn có thể phải chờ đến cả giờ đồng hồ để được thưởng thức, nhưng quả thực xứng đáng với thời gian đấy. Vì món gà đốt lá chúc Ô Thum luôn tươi ngon, nóng hổi, thơm nức mũi.

Sức hút của món đặc sản An Giang này còn là do những loại gia vị đặc biệt được sử dụng khi chế biến. Người dân địa phương sẽ dùng muối, đường, tỏi, sả, ớt, … những gia vị quen thuộc để tẩm ướp, đồng thời bỏ thêm vào một thành phần đặc biệt chính là lá chúc. Loài cây này chỉ được trồng ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, được xem như một đặc sản An Giang hiếm có.

Lá chúc có vị hơi the như lá chanh, nhưng thơm hơn, không có vị đắng, lại giữ được mùi hương rất lâu. Vì thế người dân Tri Tôn sẽ ướp gà cùng với lá chúc trước khi đem đi đốt để tạo ra vị thơm nồng cực kỳ hấp dẫn, kích thích khứu giác lẫn vị giác.

Bên cạnh đó, trước khi đốt gà, người đầu bếp sẽ lót sả và lá chúc ở bên dưới rồi mới thêm dầu ăn. Vì thế mà sau khi đốt, lớp da của gà sẽ vàng ruộm. Khi bạn thưởng thức sẽ cảm nhận được vị giòn tan của da, vị thịt ngọt và chất thịt mềm, lại có mùi thơm đặc trưng, rất mê người.

Một yếu tố khiến cho món ăn này trở nên độc đáo hơn chính là thứ nước chấm đi kèm. Chén nước chấm của người Tri Tôn bao gồm muối ớt chanh, kết hợp với nước mắm làm từ lá chúc, nên có vị mằn mặn, cay cay lạ miệng. Còn nếu bạn muốn, có thể ăn riêng vì món gà đốt lá chúc Ô Thum này đã thơm ngon sẵn rồi.

Xem thêm: 3 vì món ăn sáng miền Tây níu kéo du khách

3 vì các món cá đặc sản An Giang

Một trong những đặc sản An Giang mà du khách phải thưởng thức khi đặt chân đến đây chính là các món cá. Ở An Giang có rất nhiều món ngon được làm từ các loại cá, sẽ mang tới cho bạn những hương vị khác biệt, nhưng đều có sức hấp dẫn khó cưỡng.

Bún cá đặc sản An Giang

Món đặc sản An Giang này sẽ giúp bạn hiểu thêm về đời sống bình dị của người dân địa phương, cũng như mang đến cho du khách một bữa ăn ngon miệng nhờ hương vị ngọt thanh, dễ chịu. Bún cá của An Giang được bán tại nhiều địa phương, nhưng ngon nhất là ở Châu Đốc, Long Xuyên và Tân Châu. Mỗi địa phương có cách nấu bún cá khác nhau, nên vị cũng không giống nhau. Nếu như bún cá Long Xuyên có vị nhạt và thơm mùi nghệ thì bún cá Châu Đốc và Tân Châu có vị đậm đà hơn.

Bún cá đặc sản An Giang
Bún cá đặc sản An Giang

Bún cá An Giang còn được gọi là bún nước lèo. Loại đặc sản An Giang này được nấu từ cá lóc (cá quả) hoặc có thể thay thế bằng cá kèo. Ở vùng Long Xuyên, An Giang, người ta sẽ ướp cá với nghệ vàng ươm, nên có màu vàng đặc trưng sau khi nấu xong. Nước dùng của bún cá được ninh từ xương gà.

Người ta thưởng thức bún cá An Giang với những loại rau như rau muốn bào, bắp chuối thái sợi, giá đỗ, rau răm và đặc biệt nhất là bông điên điển. Đây là đặc sản chỉ có trong mùa nước nổi và khi bạn có cơ hội thưởng thức bún cá vào thời điểm này, sẽ cảm nhận được rõ rệt nhất vị ngon ngọt đặc biệt của món bún.

Giá trung bình của một tô bún cá An Giang dao động từ 15000 – 25000 đồng. Thực khách có thể dùng món này cho buổi sáng, buổi trưa hoặc buổi chiều đều thích hợp. Và món đặc sản An Giang này được bán ở nhiều địa phương, nên không khó để bạn tìm thấy chúng.

Xem thêm: 3 vì món ngon Quảng Ninh giữ chân bạn

Lẩu mắm An Giang

Nhiều người nghĩ ngay đến món lẩu mắm khi nhắc tới các đặc sản An Giang, trong đó nổi bật nhất là lẩu mắm của vùng Châu Đốc. Đây là một món ăn hấp dẫn nhiều thực khách tìm đến để thưởng thức. Và ai có cơ hội ăn thử đều bị cuốn hút ngay lập tức.

Lẩu mắm An Giang
Lẩu mắm An Giang

Những loại mắm được sử dụng để nấu lẩu thường là mắm cá linh, cá chốt hoặc cá sắc, … Nhờ loại mắm này mà món lẩu trở nên thơm lừng, quyến rũ khứu giác. Nước lẩu được nấu cùng cá kèo, cá lóc, cá bông lau hoặc cá basa, … và cho thêm cả chả cá cùng thịt ba rọi. Kết hợp với các món thịt chính là những loại rau trái như bông so đũa, bông điên điển, bông súng, cà tím cắt khúc, … Thực khách còn có thể ăn kèm với bún tươi.

Xem thêm: 8 món ngon Ba Vì không nên bỏ lỡ

Canh chua mùa nước nổi

Mùa nước nổi mang đến cho vùng đất An Giang những món quà quý giá, đó chính là nguồn thủy sản to lớn, góp phần tạo nên các món ăn ngon nức tiếng. Nhờ vậy giúp tạo nên một đặc sản An Giang khác khiến du khách khó cưỡng lại chính là canh chua mùa nước nổi.

Canh chua mùa nước nổi
Canh chua mùa nước nổi

Món canh này được nấu từ cá hú, cá bông lau, kết hợp cùng với bông súng, bông điên điển. Nhờ sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên mà tạo ra được món ăn có hương vị thơm ngon tự nhiên, mang tinh hoa của đất và nước.

Ngoài món canh chua thì vào mùa nước nổi, người dân An Giang còn thích dùng cá linh kho sả ớt, kho tiêu, mắm kho cá linh, cá linh kho mía, cá linh nhúng giấm cuốn bánh tráng. Món cá linh trong mùa nước lũ hấp dẫn, ăn ấm bụng, được rất nhiều người ưa chuộng.

Những đặc sản An Giang mang nét bình dị, dân dã, nhưng có sức hấp dẫn lớn nhờ hương vị độc đáo, khó cưỡng lại. Vì thế nếu bạn có cơ hội ghé thăm vùng đất này, đừng bỏ qua các đặc sản An Giang, để thưởng thức hương vị đặc biệt đấy.

Xem thêm: 11 đặc sản của người dân tộc Mường lạ mà ngon

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.