Quán hoa Hải Phòng, nơi rực rỡ sắc màu theo năm tháng

Quán Hoa là một địa danh lịch sử nằm ngay trung tâm thành phố Hải Phòng, mang nét kiến trúc hoài niệm một thời vàng son. Nơi đây luôn có những nụ cười nồng hậu, tiếng mời gọi đon đả cùng đôi tay cắt, tỉa hoa điêu luyện của người bán và không gian muôn hoa khoe sắc.

Giới thiệu Quán Hoa Hải Phòng

Địa chỉ: Cầu Đất, Ngô Quyền, Hải Phòng

So với những đô thị đã có lịch sử tồn tại lâu năm như Hà Nội hay Huế thì du lịch Hải Phòng vẫn còn là một đô thị khá trẻ. Nền móng của nó vốn là một xóm chài gần cửa sông có chợ, bến thuyền, trạm thuế quan và đồn canh biển.

Nếu bạn đã từng đặt chân đến Hải Phòng thì chắc chắn sẽ biết đến địa điểm Quán hoa Hải Phòng nằm ngay trung tâm thành phố. Điểm đến này không chỉ là nơi có giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc mà còn đóng vai trò tinh thần rất quan trọng với mỗi cư dân xứ hoa phượng đỏ.

Nhiều người tới Quán hoa Hải Phòng thường thắc mắc: tại sao không gọi nó là cửa hàng bán hoa hay chợ hoa? Câu trả lời cũng đơn giản, Cẩm nang du lịch biết rằng Quán Hoa không chỉ đơn thuần là nơi bán hoa mà còn mang nét đẹp văn hóa, phong tục gắn liền với tâm trí người dân Hải Phòng. Mục đích xây dựng ban đầu của nó là để bán hoa phục vụ lễ hội, những buổi biểu diễn văn nghệ ở Nhà hát Tây (Nhà hát Thành phố bây giờ).

Địa chỉ Quán hoa Hải Phòng trên bản đồ

Quán Hoa lịch sử giữa lòng thành phố Hải Phòng

Quán hoa Hải Phòng nằm ngay trong trung tâm thành phố nên cũng khá dễ tìm đến

Lịch sử hình thành và phát triển Quán hoa Hải Phòng

2.1 Lịch sử hình thành Quán hoa Hải Phòng

Quán hoa Hải Phòng được xây dựng và hoàn thiện năm 1944 theo lệnh của Đốc lý Luciani (chức vị tương đương Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố hiện nay). Theo các tài liệu ghi lại, đốc lý cũng là người chủ trì thiết kế chung, trong khi đó Chánh lộ Gautier (tương đương Giám đốc Sở Giao thông vận tải ngày nay) lại phụ trách thiết kế mỹ thuật.

Từ năm 1885, công sứ Bonnan đã cho đào con kênh nối giữa sông Tam Bạc với sông Cấm trên cơ sở lạch Liêm Khê gọi là kênh đào Bonnan. Dọc theo đoạn kênh này ngày xưa có hàng loạt cây cầu bắc qua. Về sau bởi nhu cầu phát triển và mở rộng thành phố, người Pháp đã cho lấp kênh Bonnan chỉ để lại một phần ngày nay chính là hồ Tam Bạc.

Trên đoạn kênh bị lấp có nhà thương, chợ, vườn hoa dựng lên. Cầu Pôn Dume nối phố Pôn Dume (tức phố Cầu Đất) với phố Saratxiơ (phố Quang Trung hiện tại) cũng nằm trong phần kênh bị lấp. Quán hoa Hải Phòng  cũng được xây lên ngay trên chính vị trí này nó vẫn tồn tại đến ngày nay.

Tuy được đội ngũ phương Tây phụ trách chính nhưng Quán hoa Hải Phòng vẫn mang đậm hình ảnh đình làng Bắc bộ với cấu trúc đặc trưng: 4 cột trụ to làm từ gỗ lim tạo thế cân đối, hệ thống chèo theo lối “chồng rường” đơn giản, hệ thống mái có bờ nóc hình hoa chanh 4 nhánh tỏa ra 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, bờ dải chạy từ nóc xuống tạo nên một góc nhọt vươn lên cao và cong vút, mái thì lợp bằng ngói vẩy rồng.

Quán hoa Hải Phòng xây thành dải 5 quán nằm kề nhau với diện tích rộng gần 20m2, cao gần 4m và các quán cách nhau 6m. Toàn bộ trải đều trong khuôn viên rộng 300m2.

Quán Hoa lịch sử giữa lòng thành phố Hải Phòng

Hình ảnh tư liệu về Quán hoa Hải Phòng Xưa

2.2 Sự phát triển theo chiều dài lịch sử của Quán hoa Hải Phòng

Di tích lịch sử Núi Voi mang bề dày lịch sử lâu đời tại đất Cảng thì Quán hoa Hải Phòng cũng thế. Nó không chỉ mang dấu ấn của người Pháp, mà nó còn ghi nhận đóng góp từ người dân Hải Phòng. Theo lời kể của cụ bà tiểu thương Tô Thị Bảng tại đây, ông Brousmiche – chủ 1 hiệu thuốc lớn trên đại lộ Paul Bert (nay là đường Điện Biên Phủ) đã tặng gỗ làm cột trụ, còn sơn thì được nhà tư bản dân tộc Nguyễn Sơn Hà tặng.

Sau khi hoàn thiện xây dựng, các tiểu thương đã được mời vào Quán Hoa làm ăn và đóng phí cho chính quyền. Đã khoảng gần 80 năm trôi qua nhưng nơi đây vẫn còn lưu giữ được một nét đẹp thanh bình, rực rỡ tô điểm cho khu vực trung tâm thành phố. Quán hoa Hải Phòng tọa lạc ngay cạnh Nhà Hát lớn, hòa điệu vào nhau tạo nên một bản hòa ca Đông – Tây phối hợp, nhắn nhủ người dân Hải Phòng luôn nhớ về cội nguồn khi ghé qua.

Quán hoa Hải Phòng ngày nay trải qua nhiều biến động trong lịch sử đã được tu bổ lại khá nhiều lần. Hiện tại cấu trúc mái cũng đã giảm độ cong, các tiểu thương thì cũng kết hợp sử dụng ô dù để che mưa che nắng, phần nào cũng lấp đi mái ngói Quán Hoa. Các bệ xếp hoa, 1 dàn hoa lẵng tiêu và tigon đầu dãy Quán Hoa giáp với đường Nguyễn Đức Cảnh cũng đã bị thời gian bào mòn.

Quán Hoa lịch sử giữa lòng thành phố Hải Phòng

Quán hoa Hải Phòng không chỉ mang dấu ấn của người Pháp mà còn mang nét phương Đông

Khám phá Quán Hoa Hải Phòng

Dù đã khá nhiều điều thay đổi ở Quán hoa Hải Phòng nhưng nếp xưa của nó vẫn mãi trường tồn. Ở đó luôn có sự hiện diện của những nụ cười nồng hậu, tiếng mời gọi đon đả cùng đôi tay cắt, tỉa hoa điêu luyện để tạo nên những lẵng hoa tươi tuyệt đẹp.

Dù giữa áp lực cơm áo gạo tiền cuộc sống, giữa người bán và người mua sẽ có sự “sòng phẳng” nhất định, nhưng không bởi thế mà nó mất đi vẻ đẹp riêng mình. Mọi người khi đến Quán hoa Hải Phòng dù không mua thì cũng sẽ được cảm nhận vẻ đẹp riêng, tìm hiểu về từng loài hoa đang khoe sắc trong quán.

Quán Hoa lịch sử giữa lòng thành phố Hải Phòng

Nơi đây bày bán đủ loại hoa khác nhau đang khoe sắc thắm

Hình ảnh người con gái trong tà áo dài trắng thướt tha đang lựa chọn hoa, hay những anh chàng đứng chọn hoa cho người thương đều mang những cảm xúc tích cực, hạnh phúc và viên mãn. Quán Hoa tựa như một điểm nhấn tươi đẹp giữa mảnh đất đô thị cảng.

Tại đây bạn có thể ngắm nhìn đủ loại hoa với nhiều sắc màu khác nhau đang khoe sắc, chúng tạo nên một sức hút rất mạnh giữa trung tâm. Hoa có thể được lấy từ Làng hoa Hạ Lũng, một làng hoa nổi tiếng của Hải Phòng, hoặc nhập trực tiếp từ Đà Lạt. Thậm chí thời gian gần đây còn có một số loại hoa được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc, Hà Lan…

Quán Hoa lịch sử giữa lòng thành phố Hải Phòng

Thiếu nữ trong tà áo dài thướt tha đến chụp hình ở Quán Hoa. Ảnh: Lê Dũng/anhp.vn

Sau nhiều điểm đến nổi bật khác như Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng, bạn nên ghé Quán Hoa một lần để cảm nhận một nét duyên dáng rất riêng chỉ có ở Hải Phòng nhé.

Xem thêm: Review Foodtour Hải Phòng, no căng bụng ở phố Cảng

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.